Kế hoạch 3106/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Số hiệu | 3106/KH-UBND |
Ngày ban hành | 25/10/2018 |
Ngày có hiệu lực | 25/10/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Người ký | Lê Văn Quý |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3106/KH-UBND |
Điện Biên, ngày 25 tháng 10 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 898/QĐ-TTG NGÀY 27/5/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Thực hiện Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Quyết định số 898/QĐ-TTg), UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về an toàn thông tin, tỷ lệ các sự cố mất an toàn thông tin mạng xảy ra do nhận thức yếu kém, chủ quan, bất cẩn của con người ở dưới mức 50%.
2. Bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh, trong đó tập trung bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh. Có khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên mạng.
3. Triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng theo hướng kết hợp hài hòa giữa việc đầu tư trang thiết bị và áp dụng các biện pháp quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp.
II. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 và Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020.
2. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức và thường xuyên cập nhật quy chế, chính sách bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
3. Đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh; Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin mạng; Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá, diễn tập về an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; Tham gia, phối hợp trong các chương trình huấn luyện, diễn tập quốc gia; Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin mạng.
4. Xây dựng kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; Sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
5. Tổ chức, duy trì Tổ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh nhằm hỗ trợ, tư vấn, đề xuất cho cấp có thẩm quyền các kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh.
6. Thúc đẩy ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động của cơ quan nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội; Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trong tỉnh; Khuyến khích việc thuê ngoài dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp cung cấp.
7. Thực hiện xác định cấp độ an toàn thông tin và xây dựng các biện pháp bảo vệ theo từng cấp độ đối với các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
8. Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng trong xử lý, ứng phó với các tình huống cơ bản để đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của đơn vị, địa phương.
9. Nghiên cứu tham mưu ban hành Quy chế phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan liên quan trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và ứng phó các sự cố an ninh mạng.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, nguồn thu của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này; Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất, điều chỉnh, bổ sung nội dung của Kế hoạch này trong trường hợp cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành định kỳ hàng năm kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiện toàn Tổ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hằng năm đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin và khảo sát, đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện ứng phó sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng ở các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hằng năm, căn cứ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, khả năng cân đối của ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.