Kế hoạch 27/KH-UBND về kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 27/KH-UBND
Ngày ban hành 29/01/2021
Ngày có hiệu lực 29/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Văn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 29 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là cơ chế một cửa, một cửa liên thông) năm 2021 tại các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Kiểm tra tình hình triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn.

- Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, kịp thời có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.

- Hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thực hiện thống nhất, hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.

II. NỘI DUNG

1. Phạm vi kiểm tra

Kiểm tra việc triển khai, thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các nội dung liên quan đến việc triển khai Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

2. Nội dung kiểm tra

a) Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện các Kế hoạch có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Bố trí cán bộ, công chức đầu mối làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; việc bố trí cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (sau đây gọi tắt là Bộ phận Một cửa); hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức.

- Các nội dung khác có liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

b) Việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo trong trường hợp Luật giao (đối với các sở, ban, ngành tỉnh, nếu có)

- Việc thực hiện đánh giá tác động của quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

- Việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.

c) Việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp Luật giao (đối với Sở Tư pháp, nếu có)

- Nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính trong hồ sơ tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.

- Nội dung thẩm định về quy định thủ tục hành chính trong hồ sơ thẩm định đối với lập đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.

d) Việc công bố, công khai thủ tục hành chính

- Kiểm tra việc thực hiện công bố thủ tục hành chính (đối với các sở, ban, ngành tỉnh): đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời khi tham mưu công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý.

- Kiểm tra việc thực hiện công khai thủ tục hành chính: cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức phải công khai, niêm yết đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, khai thác, sử dụng các thủ tục hành chính theo Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tình trạng, kết quả kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để công khai trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 17, Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và Chương IV của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP.

đ) Việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính, cụ thể:

[...]