Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 93/NQ-CP về chính sách phát triển y tế của Thành phố Hà Nội
Số hiệu | 106/KH-UBND |
Ngày ban hành | 25/04/2015 |
Ngày có hiệu lực | 25/04/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 93/NQ-CP NGÀY 15/12/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 93 của Chính phủ) về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển y tế, nâng cao chất lượng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, đồng thời đảm bảo quyền lợi của nhân dân, người có thẻ bảo hiểm y tế, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết, Kết luận của Trung ương.
2. Yêu cầu
Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ để thu hút nguồn lực, thúc đẩy hợp tác, phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Thành phố quản lý.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách sau nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của thành phố Hà Nội.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đại học y dược công (sau đây gọi chung là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công) được hợp tác, đầu tư để thực hiện dự án theo những phương thức sau:
- Vay vốn để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khuôn viên đất hiện có và được quyết định tổ chức bộ máy, phương thức quản lý phù hợp.
- Liên doanh, liên kết (góp vốn bằng: tiền; cơ sở vật chất; năng lực, chất lượng, uy tín của đơn vị) với các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thời gian liên doanh, liên kết do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
+ Đối với các dự án xây dựng trên đất được giao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công. Hết thời gian liên doanh, liên kết thì tài sản trên đất thuộc về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công.
+ Đối với các dự án xây dựng trên đất không thuộc quyền sử dụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được mang tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công; tên gọi cụ thể do các bên thỏa thuận.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức (gọi tắt là người lao động) làm việc tại bệnh viện tư.
3. Cơ chế về vốn, tín dụng đầu tư
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố để triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo các phương thức quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị Quyết 93 của Chính phủ.
- Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay đầu tư phát triển của nhà nước.
- Vốn góp, vốn vay của các tổ chức, cá nhân (kể cả công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị); Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Vốn góp bằng giá trị năng lực, chất lượng và uy tín của đơn vị: Phải được đánh giá tương xứng với giá trị, do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và nhà đầu tư thỏa thuận trong Đề án liên doanh, liên kết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tỷ lệ này được ổn định trong suốt quá trình hoạt động của liên doanh, liên kết, kể cả trong trường hợp mở rộng quy mô hoặc tăng vốn hoạt động của cơ sở liên doanh, liên kết.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử người lao động sang làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 93 của Chính phủ theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện của người lao động. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công chịu trách nhiệm và có phương án bảo đảm nhân lực cho hoạt động bình thường của đơn vị.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93 của Chính phủ được áp dụng chế độ khấu hao của doanh nghiệp; được áp dụng chính sách và mức thuế thu nhập ưu đãi nhất theo quy định của pháp luật.
6. Giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93 của Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc tính đủ chi phí và có tích lũy. Thủ trưởng đơn vị y tế công quyết định mức giá cụ thể trong phạm vi khung giá do Liên Bộ Y tế - Tài chính quy định. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp được quyền quyết định mức giá. Các đơn vị phải thực hiện kê khai và niêm yết giá dịch vụ theo quy định.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công chưa được cấp có thẩm quyền xác định toàn bộ giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý sử dụng như đối với doanh nghiệp nhà nước thì phải xác định giá trị của các tài sản sử dụng làm vốn góp theo quy định trước khi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 93 của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Sở Y tế là cơ quan thường trực thực hiện Nghị quyết 93 của Chính phủ, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND Thành phố triển khai tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Thành phố quản lý.