ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9713/SYT-NVY
V/v triển khai hướng dẫn phòng,
chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2021
|
Kính
gửi:
|
- Cảng vụ Hàng không miền Nam;
- Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM);
- Sở, ban, ngành;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố;
- Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Cơ sở y tế công lập, tư nhân.
|
Căn cứ Công văn số 10688/BYT-MT ngày
16 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch
COVID-19 đối với người nhập cảnh;
Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố tại Công văn số 9952/VP-VX ngày 22 tháng 12 năm 2021 của
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với
người nhập cảnh,
Nhằm đảm bảo triển khai đầy đủ các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh theo quy định hiện
hành, Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện như sau:
1. Áp dụng các yêu cầu giám sát phòng
chống dịch đối với người nhập cảnh về cư trú, lưu trú trên địa bàn Thành phố
(trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày và các trường hợp nhập
cảnh khác theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế hoặc có thỏa thuận hợp tác song phương):
1.1 Yêu cầu chung về phòng chống dịch
COVID-19:
- Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP) trong vòng 72
giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước
thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi).
- Thực hiện khai báo y tế trước khi
nhập cảnh, cung cấp đầy đủ thông tin nơi cư trú, lưu trú, cách ly y tế tại Việt
Nam; khi nhập cảnh Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế
(PC-COVID) để khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của Việt Nam (đối
với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì khuyến khích sử dụng).
- Trong vòng 24 giờ sau khi nhập
cảnh, thông báo với trạm y tế và cơ quan chức năng của địa phương về việc đã
nhập cảnh và đang cư trú, lưu trú tại địa phương để được giám
sát y tế theo quy định.
- Thực hiện nghiêm quy định 5K trong
suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú và trong thời
gian theo dõi sức khỏe, đặc biệt khi ra ngoài để thực hiện xét nghiệm kiểm tra,
tiêm vắc xin theo quy định.
1.2 Yêu cầu về giám sát y tế:
- Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ
liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19:
o Thực hiện theo dõi sức khỏe tại
nơi cư trú, lưu trú trong 03 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh
(nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở cơ
quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh,...); không
được tiếp xúc với người xung quanh; không được ra khỏi nơi lưu trú.
o Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2
bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập
cảnh.
o Nếu kết quả âm tính với SARS-CoV-2
thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; nếu kết
quả xét nghiệm dương tính thì thông báo với trạm y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý theo quy định.
- Đối với người nhập cảnh chưa tiêm
vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19:
o Thực hiện cách ly tại nơi lưu
trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Yêu cầu về cách ly tại nơi lưu trú
thực hiện theo Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về
việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị
bệnh nhân COVID-19. Trường hợp nơi lưu trú không đáp ứng các điều kiện cách ly
tại nhà thì người cách ly phải thực hiện cách ly tập trung tại khách sạn hoặc
tại cơ sở cách ly tập trung khác (theo quy định của địa phương) với thời gian
cách ly tương ứng.
o Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2
bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 kể từ ngày nhập cảnh.
o Nếu kết quả âm tính với SARS-CoV-2
thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày; nếu kết quả xét nghiệm dương
tính thì thông báo với trạm y tế địa phương để được hướng
dẫn xử lý theo quy định.
- Người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người
từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền được cách ly cùng
cha/mẹ/người chăm sóc (gọi chung là người chăm sóc). Người chăm sóc phải tiêm
đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy
cơ lây nhiễm COVID-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các
quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như đối với người nhập cảnh.
1.3 Yêu cầu về vận chuyển người nhập
cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi cư trú, lưu trú:
Người điều khiển phương tiện vận
chuyển hạn chế dừng, đỗ dọc đường; trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ
dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng,
chống dịch COVID-19;
1.4 Về công tác xét nghiệm kiểm tra
SARS-CoV-2:
- Người nhập cảnh chủ động liên hệ
với cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân trên địa bàn nơi cư trú, lưu trú để
lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm RT-PCR; chi trả chi phí xét
nghiệm theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của
Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một
số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19
- Ngoài xét nghiệm RT-PCR thực hiện
theo quy định trong thời gian tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly y tế, khuyến
khích người nhập cảnh tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2 vào ngày
thứ 1 kể từ ngày nhập cảnh; nếu kết quả xét nghiệm dương
tính thì thông báo ngay với y tế địa phương để xử lý theo
quy định.
2. Đề nghị Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thành phố Thủ Đức:
- Chỉ đạo tổ chức truyền thông, hướng
dẫn về biện pháp giám sát phòng chống dịch đối với người nhập cảnh theo quy
định mới để người dân nắm bắt đầy đủ,
chủ động tuân thủ thực hiện.
- Phân công cụ thể đơn vị, bộ phận
chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin người nhập cảnh về cư trú, lưu trú trên địa bàn từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có người nhập cảnh hoặc từ
cơ sở lưu trú trên địa bàn; thông báo công khai đầu mối tiếp nhận bằng nhiều
hình thức để các đơn vị, tổ chức chủ động liên hệ.
- Chỉ đạo triển khai quản lý, giám
sát việc cách ly tại nơi lưu trú và sự tuân thủ các quy định phòng chống dịch
đối với người nhập cảnh, không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng
đồng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định gây lây lan dịch bệnh.
- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý
cư trú trên địa bàn, kịp thời nắm thông tin người nhập cảnh về địa phương để áp
dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; giám sát các cơ sở lưu trú
thuộc địa bàn quản lý báo cáo thông tin người nhập cảnh đến lưu trú cho chính
quyền địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối
hợp với ngành y tế tổ chức kiểm tra điều kiện cách ly tại nhà đối với người
nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19 ngay sau khi người nhập cảnh về đến nơi cư trú, lưu trú.
3. Đề nghị Sở Ngoại vụ, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
- Phổ biến đến các cơ quan đại diện
ngoại giao, các doanh nghiệp, đơn vị tại TP.HCM về quy định mới trong giám sát
phòng chống dịch đối với người nhập cảnh để hướng dẫn cho
người có nhu cầu nhập cảnh vào TP.HCM.
- Yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp,
đơn vị có nhân sự nhập cảnh cung cấp đầy đủ chứng nhận tiêm chủng, chứng nhận
đã khỏi bệnh COVID-19 (nếu có) và thông tin chính xác nơi
lưu trú, cư trú, nơi cách ly của người nhập cảnh tại TP.HCM trong hồ sơ xin
phép nhập cảnh, cam kết chịu trách nhiệm về việc nhân sự nhập cảnh của đơn vị
tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
- Phối hợp ngành y tế quản lý thông
tin người nhập cảnh theo lĩnh vực phụ trách (cán bộ nhân viên ngoại giao,
chuyên gia, người lao động...) để tổ chức giám sát phòng
chống dịch phù hợp, đúng quy định hiện hành.
4. Đề nghị Sở Du lịch:
- Phổ biến đến các cơ sở lưu trú thuộc thẩm quyền quản lý những quy định mới
trong giám sát phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh; yêu cầu cơ sở lưu trú
nếu tiếp nhận khách là người nhập cảnh đang trong thời
gian theo dõi sức khỏe hoặc cách ly y tế phải báo cáo thông tin cho chính quyền
địa phương theo đúng quy định; xử lý nghiêm theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm quy định.
- Phối hợp ngành y tế hướng dẫn cơ sở
lưu trú đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định nếu tổ chức cách ly y tế cho
người nhập cảnh (kể cả theo hình thức cách ly tại nhà hoặc
cách ly tập trung); kiểm tra, giám sát cơ sở lưu trú tuân thủ quy định phòng,
chống dịch đối với khách lưu trú đang trong thời gian theo
dõi sức khỏe hoặc cách ly y tế sau nhập cảnh.
5. Đề nghị Sở Giao thông vận tải:
- Phổ biến đến các đơn vị, doanh
nghiệp vận tải hành khách thuộc thẩm quyền quản lý những quy định, yêu cầu
trong việc vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập
cảnh về nơi cư trú, lưu trú.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát sự tuân
thủ công tác phòng, chống dịch theo quy định của các đơn vị, doanh nghiệp vận
tải hành khách.
6. Đề nghị Cảng vụ Hàng không miền
Nam, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất:
- Phổ biến, thông tin cho người nhập
cảnh vào TP.HCM qua đường hàng không, đường biển về quy định mới trong giám sát
phòng chống dịch đối với người nhập cảnh.
- Yêu cầu các hãng hàng không, đại lý tàu biển cung cấp danh sách người nhập cảnh theo
từng chuyến bay, chuyến tàu cho bộ phận kiểm dịch y tế
quốc tế tại cửa khẩu (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố) ít nhất
24 giờ trước khi nhập cảnh, có đủ thông tin địa chỉ nơi cư trú,
lưu trú tại Việt Nam để chuyển về địa phương chuẩn bị cho
việc tiếp nhận, giám sát người nhập cảnh theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra thông tin khai báo
y tế của người nhập cảnh tại cửa khẩu để thu thập chính xác, đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, lưu trú.
- Phối hợp các
đơn vị liên quan tổ chức việc đón người nhập cảnh tại sân bay, cảng biển
đảm bảo an ninh trật tự và an toàn phòng chống dịch, phân luồng và giám sát chặt chẽ không để
hành khách nhập cảnh tiếp xúc với đối tượng khác ngoài người đến đón.
7. Đề nghị các sở, ban, ngành:
Triển khai đến cán bộ, công chức,
người lao động, các cơ quan, đơn vị trực thuộc những quy
định mới trong giám sát phòng chống dịch đối với người
nhập cảnh; hướng dẫn nhân sự nhập cảnh tự giác tuân thủ các yêu cầu phòng, chống
dịch.
8. Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
thành phố:
- Xây dựng quy trình chi tiết trong
việc tiếp nhận thông tin người nhập cảnh từ các hãng hàng không, đại lý tàu biển
và chuyển về địa phương nơi cư trú, lưu trú để phối hợp triển
khai các biện pháp phòng, chống dịch đối với người nhập
cảnh, nêu rõ các nội dung về thời gian, nhiệm vụ của các đầu mối; phổ biến công khai rộng rãi để các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện.
- Hướng dẫn các Trung tâm Y tế
thành phố Thủ Đức và quận, huyện phối hợp với Phòng Y tế, chính
quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với
người nhập cảnh theo quy định hiện hành. Kiểm tra, giám sát chuyên môn trong
công tác phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với
các đơn vị chức năng tại cảng hàng không, cảng biển tổ chức tiếp nhận thông tin
chuyến bay, thông tin người nhập cảnh theo nơi cư trú, lưu trú, chuyển về đầu mối các địa phương phục vụ công tác giám
sát phòng chống dịch đối với người nhập cảnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan thông
tin đại chúng thực hiện nhiều hình thức truyền thông, phổ biến quy định hiện hành về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh.
- Phối hợp Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp phòng, chống
dịch đối với người nhập cảnh qua cửa khẩu tại Thành phố và
di chuyển về địa phương khác; hoặc người nhập cảnh qua cửa
khẩu tại địa phương khác sau đó về lưu trú tại Thành phố.
9. Giao Trung tâm Y tế quận, huyện,
thành phố Thủ Đức:
- Chịu trách nhiệm về chuyên môn
trong giám sát phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập
cảnh tại địa phương; phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra đảm bảo các điều kiện cách ly tại nhà của người nhập cảnh.
- Chỉ đạo trạm y tế phường, xã, thị
trấn thực hiện giám sát y tế đối với người nhập cảnh cư trú,
lưu trú trên địa bàn, theo dõi kết quả xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 của người
nhập cảnh qua phần mềm CDS, quản lý thời gian cách ly y tế,
tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch địa phương thực hiện đầy đủ các thủ tục
về cách ly y tế (quyết định cách ly, kết thúc cách ly, chuyển từ cách ly tại
nhà sang cách ly tập trung...).
- Chủ động tổ chức công tác lấy mẫu
xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 cho người nhập cảnh trên địa bàn theo quy định
hiện hành hoặc hướng dẫn người nhập cảnh liên hệ cơ sở y tế phù hợp để được lấy
mẫu, xét nghiệm.
- Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19
ngay cho người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài và thân nhân (gồm vợ/chồng, con) chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin chưa
đủ liều (tiêm miễn phí) trong thời gian thực hiện cách ly
(nếu có đủ điều kiện).
10. Yêu cầu tất cả cơ sở y tế, phòng
xét nghiệm:
Khi tiếp nhận người nhập cảnh đến lấy
mẫu, xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 phải ghi nhận đầy đủ thông tin, nhập kết
quả xét nghiệm lên phần mềm Quản lý xét nghiệm (CDS) theo
quy định của Sở Y tế. Đối với trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính phải
nhập ngay lên phần mềm và thông báo ngay cho người được làm xét nghiệm.
11. Thời gian áp dụng biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh theo Công văn này kể từ ngày
01/01/2022; không áp dụng Công văn này đối với những trường hợp đã nhập cảnh và
đang trong thời gian cách ly, theo dõi y tế theo quy định trước ngày 01/01/2022.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Y tế để xem xét giải quyết.
(Đính kèm Công văn số 10688/BYT-MT
ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- BGĐ SYT;
- Lưu: VT, NVY
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hữu Hưng
|