Công văn 8065/BTNMT-PC năm 2021 về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 8065/BTNMT-PC
Ngày ban hành 29/12/2021
Ngày có hiệu lực 29/12/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Bất động sản

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8065/BTNMT-PC
V/v trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi:

- Ban Dân nguyện-Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương: Ninh Thuận, Thanh Hóa, Bến Tre, Bình Dương, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Hà Nam, Quảng Bình, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và thành phố Cần Thơ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công văn số 8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021 về việc trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin trả lời kiến nghị của cử tri như sau:

Câu số 135. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tham mưu Chính phủ tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để chủ động hoạch định chủ trương, giải pháp bo đm an ninh nguồn nước sông Mê Kông nhằm đáp ứng ổn định yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho Nhân dân vùng hạ lưu thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (cử tri thành phố Cần Thơ)

a) Về Hiệp định Mê Công và hợp tác với các nước trong khu vực để chđộng hoạch định chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước sông Mê Công

Ngày 05/4/1995 tại Thái Lan, bốn quốc gia hạ lưu gồm Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia đã ký kết Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mê Công) và cũng đã ký Nghị định thư đối với việc thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế ngày nay. Hiệp định Mê Công là hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công, bao gồm các lĩnh vực chính sau: tưới, thủy điện, giao thông thủy, kiểm soát lũ, thủy sản, thả bè, giải trí và du lịch để đạt được mức tối ưu việc sử dụng đa mục tiêu và cùng có lợi cho tất cả các quốc gia ven sông và giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng có hại gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động của con người. Để cụ thể hoá các quy định của Hiệp định Mê Công tạo điều kiện thực hiện hiệu quả Hiệp định, Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã thông qua nhiều văn bản dưới Hiệp định sau: Thủ tục Trao đổi và Chia sẻ thông tin số liệu (PDIES); Thủ tục Giám sát sử dụng nước (PWUM); Thủ tục Duy trì dòng chy trên dòng chính (PMFM); Thủ tục Cht lượng nước (PWQ). Các hướng dẫn kỹ thuật...

Sau 23 năm thực hiện Hiệp định Mê Công, Ủy hội đã hoàn thành một khối lượng lớn các văn bản (quy chế, thủ tục, sổ tay hướng dẫn, hướng dẫn kỹ thuật...) giúp giải thích và thực hiện hiệu quả các điều khoản quy định trong Hiệp định và đã hoàn thành 90% yêu cầu xây dựng văn bản pháp lý để thực hiện Hiệp định. Đây là một thành quả nổi bật mà các đi tác, các tổ chức quốc tế đặc biệt là các tổ chức lưu vực sông khác trên thế giới đều đánh giá cao và học tập.

Vừa qua, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã trình Chính phủ dự thảo Quy chế làm việc của Hội đồng và Ủy ban Liên hợp, Chiến lược phát triển thủy điện bền vững và đã được Hội đồng Ủy hội thông qua tại phiên họp lần thứ 28 diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2021.

Có thể thấy trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo một cách sát sao các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các thành viên của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trong vn đhợp tác thực hiện có hiệu quả Hiệp định Mê Công. Việc thúc đẩy thực thi Hiệp định Mê Công và bộ Quy chế sử dụng nước đã hỗ trợ cho việc đm bo an ninh nguồn nước cho nước ta, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Về thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và quy hoạch tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là Nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược với chủ trương phát triển "thuận thiên" để chủ động hoá giải các thách thức do biến đổi khí hậu và các hot động khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mê Công, tận dụng tiềm năng, thế mạnh, tạo xung lực mạnh mẽ cho phát triển đồng bằng sông Cửu Long, với tinh thần lấy tài nguyên nước làm yếu tố cốt lỗi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng.

Trong hơn 03 năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành mới, bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách cho riêng vùng đồng bng sông Cửu Long. Đến nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có những thay đổi, chuyển mình theo hướng thuận thiên, bền vững; sinh kế, đời sống của nhân dân được từng bước cải thiện.

Sau khi Luật Quy hoạch được ban hành, với các yêu cầu và nội dung mới, hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp tích hợp và các quy hoạch ngành, địa phương và quy hoạch tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, dự kiến sẽ trình trong năm 2022 để đảm bảo tiến độ tích hợp vào quy hoạch vùng đồng bng sông Cửu Long.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, với quan điểm lấy tài nguyên nước là cốt lõi thì để bảo đảm an ninh nguồn nước đối với Đồng bng sông Cửu Long trong bối cảnh các tác động kép, cần tiếp tục kiên trì hợp tác, đấu tranh bằng các hình thức đa dạng, phù hợp, trên nhiều diễn đàn nhằm bảo đảm khai thác sử dụng công bng hợp lý nguồn nước chung của 06 quốc gia trên lưu vực sông Mê Công và bảo đảm sử dụng nước bất kỳ một quốc gia nào cũng không được gây hại đáng kể cho các quốc gia khác.

c) Một số giải pháp trong thời gian tới

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam sẽ chđộng kiến nghị, đề xuất, thiết lập các khuôn khổ hợp tác mới trong huy động hiệu quả sự hỗ trợ về đầu tư, công nghệ và tri thức của các đối tác phát triển; khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước, đặc biệt trong tiểu vùng sông Mê Công đảm bảo lợi ích của Việt Nam. Tổ chức đàm phán, thuyết phục, đấu tranh để các quốc gia có các hồ chứa thủy điện kể cả dòng chính và dòng nhánh, cùng hợp tác trong việc vận hành phát điện, xnước xuống hạ du, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông ở mức phù hợp sẽ bảo đảm nguồn nước, hạn chế xâm nhập mn, hạn chế suy giảm phù sa, nguồn lợi thủy sản cho đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, cũng cần tăng cường vai trò của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trong quản lý tổng hợp lưu vực sông Cửu Long và đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức, các nhà khoa học và cộng đồng tham gia trong quá trình ra quyết định và theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại đồng bằng sông Cu Long.

Câu s136. Thủ tục chuyển đi mục đích từ đất trồng lúa sang các mục đích khác theo quy hoạch tỉnh chưa được phân cấp nên dẫn đến việc chuyển đổi chậm. Cụ thể như: tng nhu cầu chuyển mục đích đất trồng lúa trong kỳ quy hoạch (10 năm), được xác định khi lập quy hoạch tỉnh (phương án khoanh vùng và phân bổ đất đai) và được Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án cụ thể có sử dụng đất lúa từ 10 ha trở lên (đã nằm trong tổng diện tích đã được Chính phủ phê duyệt) lại phải tiếp tục lập thủ tục xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đt (Điều 58 Luật Đất đai năm 2013). Kiến nghị nghiên cứu trình Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định cho địa phương đối với diện tích đt trồng lúa đã được Chính phủ phê duyệt theo Quy hoạch tnh (cử tri tỉnh Ninh Thuận)

Theo quy định của pháp luật về đất đai thì “Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đt rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thm quyn chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản chp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyn mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rng đặc dụng trở lên;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với tờng hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đt rừng đặc dụng. Quy định như vậy nhằm góp phần kiểm soát việc sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác góp phần bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mặt khác, liên quan đến nội dung kiến nghị này, ngày 13/11/2021, Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Nghị quyết số 36/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, trong đó có phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc sử dụng đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trên cơ sở kết quả sơ kết, tổng kết việc thí điểm của các Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, đề xuất trong quá trình sửa đổi Luật Đt đai năm 2013 trong thời gian tới.

Câu 137. Kiến nghị báo cáo Quốc hội có cơ chế đặc thù về thủ tục cp phép, cho thuê đất, chuyển đổi rừng đối với các mỏ vật liệu san lp cấp phép phục vụ Dự án đường bcao tốc Bắc - Nam theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ theo hướng giảm tối đa các thủ tục hành chính mới đáp ứng được thời gian cấp phép, cho thuê đất để phục vụ dự án (cử tri tnh Thanh Hóa)

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết nguồn nguyên liệu làm vật liệu san lấp cho dự án trng điểm quc gia cao tốc tuyến Bắc Nam phía Đông, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 và số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án. Ngày 13/8/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 4994/BTNMT-PC về việc đề xuất nội dung vướng mắc, bất cập của một số Luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường cần phải sửa đổi, bổ sung. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Khoáng sn (về hồ sơ, trình tự thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng cắt, giảm, đơn giản hoá thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện để bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính) trong dự án Luật sa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật. Nội dung này được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiến nghị tại Báo cáo số 86/BC-BTNMT ngày 20/9/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra công tác quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho các dự án đường cao tốc tại các địa phương có dự án đi qua.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận ti đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ để trình Quốc hội đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, theo đó, đề xuất quy định thí điểm việc không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp nhà đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng được cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá) mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho các dự án đường bộ cao tốc1.

Câu 138. Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành liên quan và các địa phương có giải pháp thiết thực, cụ thể hơn, trách nhiệm hơn đbảo vệ các dòng sông và tài nguyên nước, khoáng sn tại các lưu vực sông; cần tăng thẩm quyền cho cơ quan có trách nhiệm quản lý, chđạo thống nht tt ccác hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay (Cử tri thành phố Hải Phòng)

Liên quan đến công tác quản lý các hoạt động trong phạm vi lòng, bờ, bãi sông, Luật Tài nguyên nước có các quy định về đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy tại Điều 30, quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 31 và quy định về phòng, chống sạt, lở bờ bãi sông tại Điều 63. Các văn bản dưới Luật có Nghị định số 43/2015/NĐ-CP về quản lý, lập hành lang bảo vệ nguồn nước và Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

a) Một số công tác quản lý đã và đang thực hiện về quản lý, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước và tài nguyên nước, khoáng sản tại các lưu vực sông

- Về quản lý khai thác cát si và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ về quản lý khai thác cát, sỏi và bảo vệ lòng, bờ bãi sông, ngày 22/9/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 5195/BTNMT-TNN đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Nghị định nêu trên. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vn có tình trạng san, lấp, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông hoặc hoạt động khai thác khoáng sn, cát, sỏi lòng sông gây ra hiện tượng sạt, lở bờ sông. Do đó, để bo vệ lòng, bờ, bãi sông, đảm bảo sự lưu thông của dòng chảy, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có Công văn đôn đốc số 2077/BTNMT-TNN ngày 05/5/2021 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ trong đó lưu ý khi thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cát, si và ci tạo cảnh quan cần tuân thủ đầy đủ về thẩm quyền, quy định kỹ thuật và các yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

[...]