Công văn 7756/TCHQ-GSQL tăng cường biện pháp giám sát quản lý đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển; tàu biển xuất nhập cảnh và tàu biển xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 7756/TCHQ-GSQL |
Ngày ban hành | 16/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 16/12/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Vũ Ngọc Anh |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu,Bộ máy hành chính |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7756/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế xuất cảnh và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh; tàu biển xuất nhập cảnh và tàu biển xuất nhập khẩu, bên cạnh các biện pháp chấn chỉnh đã thực hiện trong quá trình kiểm tra mà Đoàn công tác của Tổng cục Hải quan tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị triển khai tiếp các nội dung sau:
I. Cung ứng xăng dầu (tái xuất) cho tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh:
1) Về thủ tục mở tờ khai tái xuất:
a) Thực hiện đầy đủ và đúng quy định về thủ tục và hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu, trong đó, Đơn đặt hàng (Order) phải thể hiện:
a.1) Cảng đến tiếp theo là cảng nước ngoài;
a.2) Nếu cảng tiếp theo là cảng biển, cảng sông Việt Nam (tàu chuyển cảng) thì phải có định mức khối lượng xăng dầu tiêu thụ chạy chặng nội địa (từ cảng hiện tại đến cảng xuất cảnh) theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính. Chủ tàu phải cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức khai báo;
a.3) Thời gian dự kiến xuất cảnh phải phù hợp thời gian hiệu lực của tờ khai và thời gian lưu giữ xăng dầu tái xuất tại Việt Nam;
b) Mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa và mở tờ khai tái xuất đối với lượng xăng dầu tái xuất thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất xăng dầu, tính thuế và nộp đủ các loại thuế theo quy định đối với lượng xăng dầu tiêu thụ chặng nội địa theo điểm a.2 ở trên;
c) Trong trường hợp đã làm thủ tục mở tờ khai tái xuất xăng dầu nhưng tàu chưa xuất cảnh và tiếp tục chuyển cảng (thay đổi cảng xuất cảnh) thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 14 và khoản 10 Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.
d) Công chức Hải quan tiếp nhận phải kiểm tra việc nhập cảnh của tàu biển bằng cách truy cập hệ thống e-manifest. Trên phiếu xử lý hồ sơ phải ghi rõ công chức đã kiểm tra tàu nhập cảnh trên hệ thống e-manifest. Trong trường hợp không kiểm tra được qua hệ thống e-manifest phải báo cáo Lãnh đạo Chi cục để có biện pháp (Kiểm tra bằng điện thoại, fax cho công chức giám sát tàu biển);
đ) Trường hợp người khai nộp giấy phép rời cảng (nếu có) có các thông tin quy định tại Đơn đặt hàng như điểm a.1 ở trên thì chấp nhận.
2) Giám sát xăng dầu tái xuất cho tàu biển:
a) Chi cục Hải quan nơi có kho chứa xăng dầu tạm nhập để cung ứng cho tàu biển thực hiện:
a.1) Thực hiện các quy định về giám sát tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, và:
2) Nếu bơm trực tiếp từ kho xuống tàu biển phải lập biên bản xác nhận giám sát theo mẫu BBGS 01 - XDTNTX (kèm theo). Công chức phải giám sát trực tiếp quá trình bơm và xác nhận vào Biên bản theo quy định;
a.3) Nếu bơm xuống phương tiện vận chuyển trung gian thì lập Biên bản bàn giao hàng tạm nhập tái xuất và giao cho Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu; theo dõi hồi báo, phối hợp với Chi cục Hải quan mở tờ khai tái xuất xăng dầu để xử lý các phát sinh.
b) Chi cục Hải quan nơi tàu neo đậu thực hiện các quy định tại Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, và:
b.1) Giám sát trực tiếp việc bơm xăng dầu cho tàu biển và lập Biên bản xác nhận theo mẫu BBGS 02 - XDTNTX (kèm theo);
b.2) Chỉ xác nhận trên tờ khai tái xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính khi tàu đã làm thủ tục xuất cảnh;
b.3) Giám sát trọng điểm đối với tàu biển nhận xăng dầu cung ứng còn neo đậu tại cảng, chưa xuất cảnh;
b.4) Trường hợp tàu chuyển cảng nhưng chưa thực hiện điểm a2, điểm b mục 1 nêu trên, Chi cục Hải quan nơi tàu biển neo đậu thực hiện:
b.4.1) Yêu cầu chủ tàu thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính và thực hiện điểm c mục 1 nêu trên. Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa kho xăng dầu nhập khẩu, tái xuất để phối hợp xử lý;
b.4.2) Tiến hành xác nhận “tàu biển đã chuyển cảng...vào mục xác nhận cửa khẩu xuất, ký tên và đóng dấu, lưu hồ sơ theo quy định, phô tô tờ khai tái xuất (lưu cùng hồ sơ tàu chuyển cảng); niêm phong hồ sơ gồm tờ khai tái xuất chuyển cho Chi cục Hải quan cảng tiếp theo;
b.4.3) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về các vi phạm để kịp thời chỉ đạo xử lý.
c) Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng nơi tàu biển xuất cảnh:
Thực hiện các công việc quy định tại điểm b2, b3 Mục này.
3) Theo dõi, báo cáo và xử lý: