Công văn 7396/TCHQ-ĐTCBL năm 2021 trả lời Công văn 05/2020/CV-HH về xử lý vi phạm hành chính của hải quan cửa khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá quá cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 7396/TCHQ-ĐTCBL
Ngày ban hành 20/11/2020
Ngày có hiệu lực 20/11/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Lưu Mạnh Tưởng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xuất nhập khẩu,Vi phạm hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7396/TCHQ-ĐTCBL
V/v Công văn 05/2020/CV-HH ngày 23/10/2020

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020

 

Kính gửi:

- Hiệp hội kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn;
- Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

Trả lời Công văn số 05/2020/CV-HH ngày 23/10/2020 của Hiệp hội kinh doanh hàng hoá quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn về việc xử lý vi phạm hành chính của hải quan cửa khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá quá cảnh, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Những nội dung đề cập tại Công văn 05/2020/CV-HH ngày 23/10/2020 của Hiệp hội cũng đã được Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK là thành viên của Hiệp hội kinh doanh hàng hoá quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn đề cập trong các Đơn khiếu nại s84/2018/XNK ngày 11/9/2018 và số 90/CV/XNK ngày 15/10/2018 và quan điểm giải quyết khiếu nại của Tổng cục Hải quan được đề cập ở 02 văn bản trả li khiếu nại và của đồng chí Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng tại buổi làm việc với Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK ở Tổng cục Hải quan ngày 23/10/2020.

Ngày 16/8/2018 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết đnh giải quyết khiếu nại số 1589/QĐ-UBND với nội dung: “Giữ nguyên Quyết định số 96/QĐ-XPVPHC ngày 20/10/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ XNK về hành vi vận chuyển hàng hoá giả mạo nhãn hiệu”.

Ngày 10/1/2020 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 58/QĐ-BTC về việc giải quyết khiếu nại lần hai của Công ty TNHH kinh doanh và dịch vụ XNK về Quyết định số 96/QĐ-XPVPHC ngày 20/10/2017 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, công nhận và giữ nguyên nội dung Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc giải quyết khiếu nại của Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ XNK (lần đầu) là đúng.

1. Về nội dung “Các hành vi xử lý vi phạm hành chính: không khai về tên hàng hoá, số lượng hàng hoá quá cảnh và quá cảnh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đối với Doanh nghiệp quá cảnh đã áp dụng không đúng đối tượng vi phạm và không phù hợp với quy định pháp luật”

+ Điều 11 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định: “Bất kỳ hành vi nào của chủ hàng hoặc người chuyên chở vi phạm pháp luật của nước cho quá cảnh trong quá trình quá cảnh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan của nước cho quá cảnh.”

+ Khoản 1 Điều 3 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định: “Việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh trong quá trình quá cảnh phải tuân thủ những quy định của Hải quan và các quy định pháp luật khác có liên quan của nước cho quá cảnh và các điều ước quốc tế mà hai Bên ký kết tham gia hoặc là thành viên”;

+ Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh (được sa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) quy định người vận chuyển hàng quá cảnh phải khai tờ khai vận chuyển độc lập và nộp hồ sơ hải quan phải có bảng kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09 Phụ lục II, phải ghi rõ tổng số container, số hiệu, loại container, số seal hãng tàu, tên hàng, mã HS, số lượng,... và phải có xác nhận của hải quan cửa khẩu nhập vào Bản kê vận chuyển hàng hoá quá cảnh (theo mẫu số 21/BKVC/GSQL);

+ Điều 18 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định người khai Hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình;

+ Tại công văn này Hiệp hội có đề cập đến Điều 253 của Luật Thương mại, tại khoản 2 điểm c cũng đã nêu rõ bên cung ứng dịch vụ quá cảnh “chịu trách nhiệm đối với hàng hoá quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”.

Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa cho thấy các doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cnh không khai đúng theo mẫu 09 phụ lục II Thông tư 39, trên tờ khai chỉ khai tên hàng hoá là hàng may mặc, tiêu dùng mà không khai cụ thể tên hàng, nhãn hiệu theo yêu cầu. Ngoài ra có rất nhiều mặt hàng không có trong bảng kê mà doanh nghiệp xuất trình. Căn cứ theo nội dung Hiệp định, đcó thông tin chính xác, tài liệu xác thực thì người vận chuyển và người thuê vận chuyển phải trao đổi thống nhất với nhau.

Theo Điều 11 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì hành vi vi phạm của người vận chuyển trong quá cnh hàng hóa sẽ bị xử lý theo pháp luật của nước cho quá cảnh.

- Điểm b khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

“1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;”.

- Điểm a, b khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định chế tài xử phạt đối với hành vi “Vận chuyển hàng quá cảnh” và “Giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

Căn cứ theo Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thì pháp luật Việt Nam chỉ điều chỉnh đối với pháp nhân trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khi có công ước hiệp ước khác.

Như vậy, việc xử lý hành vi vận chuyển quá cảnh hàng giả của cơ quan Hải quan là đúng đối tượng theo đúng quy định của các văn bản pháp luật nêu trên.

2. Về nội dung “Căn cứ kiểm tra thực tế hàng hoá của cơ quan hải quan đối với hàng hoá quá cảnh là không rõ ràng, được áp dụng tuỳ tiện và không phù hợp với quy định pháp luật”.

+ Điều 58 Hiệp định TRIPS quy định “Nấu các thành viên yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền phải chủ động hành động và phải đình chỉ thông quan những hàng hóa mà các cơ quan đó đã thu được chứng cứ hiển nhiên về sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ lúc nào các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu chủ thể quyền cung cấp những thông tin có thể giúp họ thực hiện các quyền lực đó”. Việt Nam và Lào đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới nên có nghĩa vụ tuân thủ Hiệp định này;

+ Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật;

+ Khoản 3 Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động kiểm tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo;

+ Khoản 3 Điều 3 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam - Lào quy đnh “việc kiểm tra hàng hóa quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp có nghi vấn hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Điểm d.1 khoản 1 Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan “trường hợp phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa...”.

Trong cả năm 2020, thì chtừ ngày 13/7/2020 đến 21/7/2020 Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với các Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Cục Hải quan Lạng Sơn, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài và Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát - Cục Hải quan Tây Ninh, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoa Lư - Cục Hải quan Bình Phước, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chalo - Cục Hải quan Quảng Bình dừng hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra thực tế hàng hóa 132 container/647 container (tỷ lệ 20%) hàng quá cảnh của một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Kết quả kiểm tra, khám xét 132 container phát hiện có 91/132 container vi phạm (tỷ lệ 75,8%), trong đó có 35/91 container chứa hàng giả của các nhãn hiệu nổi tiếng (tỷ lệ 38,5%), 56/91 container hàng hoá không khai báo, sai khai báo (tỷ lệ 61,5%). Tỷ lệ kiểm tra trọng điểm chỉ chiếm 20% mà tỷ lệ hàng hoá vi phạm chiếm 75,8% trong đó tỷ lệ vi phạm về hàng giả chiếm 38,5%.

Từ năm 2017 đến năm 2019, một số công ty vận chuyển hàng quá cảnh đã bị xử phạt vi phạm hành chính hơn 10 lần đối với hành vi vận chuyển hàng giả theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Riêng trong thời gian từ 13/7/2020 đến 21/7/2020, Cơ quan Hải quan phát hiện 35 vụ việc vận chuyển hàng giả theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Ngày 03/6/2016, Tổng cục Hải quan tiến hành xác lập chuyên án chống buôn lậu hàng cấm, hàng giả đối với hàng hoá quá cảnh từ cửa khẩu Lạng Sơn đến cửa khẩu Mộc Bài, phát hiện ra lô hàng quá cảnh vận chuyển 15,8 Kg ma túy đá.

[...]