Công văn 7280/BTC-HCSN năm 2015 về thẩm định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 7280/BTC-HCSN |
Ngày ban hành | 02/06/2015 |
Ngày có hiệu lực | 02/06/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trương Chí Trung |
Lĩnh vực | Đầu tư,Văn hóa - Xã hội |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7280/BTC-HCSN |
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trả lời các công văn số 2494/KHĐT-GSTĐĐT ngày 27/4/2015, số 2793/BKHĐT-LĐVX ngày 12/5/2015 và số 2794/BKHĐT-LĐVX ngày 12/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn vệ sinh lao động và Chương trình mục tiêu Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 theo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại Tờ trình, số 22/TTr-BLĐTBXH ngày 17/04/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
I. Đối với CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020:
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 phù hợp với yêu cầu của Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
2. Về đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015:
Đề nghị bổ sung đánh giá về tính phù hợp, hợp lý của Chương trình, những quy định nào đối với Chương trình cần bổ sung, sửa đổi.
Việc đánh giá các chỉ tiêu đề ra của từng dự án chưa thể hiện hiệu quả sử dụng các công trình đã được đầu tư giai đoạn 2011-2015 (đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, các trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp huyện,..), tỷ lệ công việc (bao gồm cả đầu tư và hỗ trợ phát triển sản xuất) đã hoàn thành, khối lượng công việc chưa thực hiện được, làm cơ sở cho việc đề xuất chủ trương đầu tư các nội dung cần ưu tiên và vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 mà đưa vào CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động cho thống nhất.
3. Về xây dựng Chương trình giai đoạn 2016-2020:
a) Nhất trí với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ trương đầu tư CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
b) Về phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng:
- Nhất trí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn, bản ĐBKK.
- Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo; nâng cao năng lực và truyền thông: thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên đối với địa bàn các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn, bản ĐBKK.
c) Về danh mục các dự án thành phần:
Thống nhất các dự án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững như sau: (1) Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, (2) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn (3) Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, (4) Nâng cao năng lực, truyền thông kết hợp giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, trong đó:
+ Dự án 1 bao gồm: Hỗ trợ đầu tư, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng cấp huyện thuộc huyện nghèo; công trình cấp xã thuộc xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Dự án 2 bao gồm: Hỗ trợ đầu tư, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các xã khác thuộc huyện nghèo; các thôn, bản ĐBKK.
+ Dự án 3 bao gồm: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên cả nước. Tuy nhiên, đề nghị không thiết kế thành các tiểu dự án trong dự án này.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nội dung hỗ trợ trong các dự án cần được nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của đối tượng và địa bàn triển khai thực hiện.
Riêng đối với dự án Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (là hoạt động về hỗ trợ xuất khẩu lao động trong dự án “Chương trình 30a” giai đoạn 2011-2015), đề nghị không tiếp tục đưa vào CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mà cân nhắc chuyển sang CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và Dạy nghề cho phù hợp với tính chất và nội dung của dự án.
d) Về tổ chức thực hiện:
Với kết cấu dự án như trên, đề nghị giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, quản lý Chương trình đồng thời chủ trì Dự án 1 và 4, Ủy ban Dân tộc chủ trì Dự án 2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Dự án 3.
e) Về kinh phí thực hiện Chương trình:
- Về vốn đầu tư: thống nhất với mức phân bổ vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng/xã đối với xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khác thuộc huyện nghèo; 300 triệu đồng/thôn đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đối với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, đề nghị bố trí mức tăng khoảng 8%/năm để đảm bảo phù hợp khả năng cân đối ngân sách.
- Về vốn sự nghiệp: Dự kiến tăng 8%/năm theo ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 5808/BTC-HCSN ngày 05/5/2015. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 11.000 tỷ đồng, bằng 140% vốn bố trí giai đoạn 2011-2015 để thực hiện: duy tu, bảo dưỡng công trình; hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, giảm nghèo dựa vào cộng đồng; và nâng cao năng lực, truyền thông (đã bao gồm hoạt động đưa thông tin về cơ sở) kết hợp giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
II. Về CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động:
1. Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ trương đầu tư CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động trên cơ sở CTMTQG Việc làm - Dạy nghề và Chương trình quốc gia Vệ sinh, an toàn lao động giai đoạn 2011-2015.
2. Về đối tượng, phạm vi thực hiện Chương trình: Đề nghị cân nhắc việc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, nên lựa chọn đối tượng và địa bàn thực hiện để đảm bảo theo đúng quy định về CTMT tại Luật Đầu tư công.
3. Về danh mục các dự án thành phần của Chương trình: