Công văn 722/VPCP-QHĐP năm 2019 về giao Bộ Tài chính xử lý kiến nghị các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 722/VPCP-QHĐP
Ngày ban hành 24/01/2019
Ngày có hiệu lực 24/01/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 722/VPCP-QHĐP
V/v giao Bộ Tài chính xử lý kiến nghị các địa phương

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Bộ Tài chính.

V các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì nghiên cứu, xử lý các kiến nghị (bản tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 28 tháng 02 năm 2019. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các PTTg CP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐTCP, các Vụ: KTTH, CN, NN, KGVX, NC, TKBT, ĐMDN, QHQT, V.I, TCCV, TH;
- Lưu: VT, QHĐP (3)Th

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

 

TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2018 THUỘC THẨM QUYỀN XỬ LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

(Kèm theo Công văn số 722/VPCP-QHĐP ngày 24 tháng 01 năm 2019)

STT

Nội dung kiến nghị

Địa phương

1.

Đề nghị cho phép địa phương được sử dụng 50% phần tăng thu ngân sách sau làm lương trong chu kỳ ngân sách 2018 - 2020 và tiền thoái vốn Nhà nước ở các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đtập trung thanh toán nợ xây dựng cơ bản công trình hoàn thành, đầu tư các công trình hạ tầng thiếu yếu, trọng điểm và xây dựng nông thôn mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thái Bình

2.

Đề nghị sớm bố trí kinh phí từ nguồn khấu hao tài sản cố đnh hình thành từ nguồn vốn ngân sách đã cấp cho công tác bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, Tuyên Quang để bổ sung số vốn còn thiếu 938,104 tỷ đồng theo Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 10/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhằm ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào tái định cư thủy điện Tuyên Quang, không để phức tạp nảy sinh, khiếu kiện tập trung đông người và bảo đảm giữ vững an ninh trật tự

Tuyên Quang

3.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) do việc chậm ban hành Nghị định đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, kể cả các dự án mà địa phương đã phê duyệt trước ngày 01/01/2018

TPHCM, Hải Phòng, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đồng Nai, Trà Vinh, Khánh Hòa

4.

Đề nghị hướng dẫn thực hiện một số nội dung được phép triển khai thực hiện loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ và các quy định của pháp luật liên quan, trong khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư như: Lập, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết; Ban hành danh mục cn thu hi đất trên địa bàn tỉnh; Bổ sung kế hoạch sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; Lập danh mục dự án đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Riêng nội dung quyết định sử dụng tài sản công (bao gồm: Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng; quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư, UBND tỉnh sẽ triển khai thực hiện sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công đthanh toán cho nhà đầu tư; Có hướng dẫn cụ thể về cho thuê tài sản và đấu thầu quyền quản lý, khai thác một số tài sản công (như các công trình về văn hóa, th thao, y tế, dạy nghề, cảng biển, khu neo đậu tàu, thuyn, công viên cây xanh...) nhằm nâng cao phúc lợi xã hội và hiệu quả đầu tư khai thác công trình

Sơn La, Thái Bình

5.

Đề nghị ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách đặc thù mới cho thành phố Đà Nng thay thế Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ

TP Đà Nng

6.

Kiến nghị với Quốc hội có cơ chế hỗ trợ trở lại 15 - 20% khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cho các tỉnh biên giới còn nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương 50% trở lên để đầu tư xây dựng hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhất là hỗ trợ xây dựng hạ tầng, dịch vụ logistic tại khu vực cửa khẩu nhằm phục vụ tốt hơn hot động xuất nhập khẩu ca cả nước

Lạng Sơn

7.

Kiến nghị sửa đi Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 theo hướng cho phép các tỉnh biên gii được dùng toàn bộ khoản thu từ phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, không đưa vào cân đối ngân sách hằng năm mà để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu (trên thực tế khoản phí này không ổn định. Mặt khác, hạ tầng khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn và nhiều tỉnh rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng; nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu rất lớn nhưng mỗi năm ngân sách Trung ương chỉ bố trí cho Lạng Sơn khoảng 60 tỷ đồng)

Lạng Sơn

8.

Đề nghị nâng mức dư nợ vay của ngân sách các tỉnh miền núi, biên giới từ 20% lên trên 50% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp tại Điểm c, Khoản 6, Điều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời tính theo tổng thu ngân sách trên địa bàn (cả thu từ xuất nhập khẩu) để các tnh miền núi, biên giới có thêm nguồn lực đầu tư phát triển

Lạng Sơn

9.

Đnghị cấp đủ nguồn kinh phí để tỉnh thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống (Tổng kinh phí theo đề án phê duyệt là 697 tỷ đồng; kinh phí đã cấp đến nay là 256 tỷ đồng; còn thiếu 441 tỷ đồng)

Lai Châu

10.

Về kinh phí thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông: Điện Biên có 4.550 km đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ và đường giao thông liên xã, liên vùng tính ổn định và bn vững thấp. Hàng năm vào mùa mưa lũ các tuyến thường xuyên bị sạt lở ách tắc; hàng năm địa phương đã cố gắng bố trí trong dự toán cho sự nghiệp này 85 tỷ đng và dành hu như toàn bộ dự phòng của tỉnh cho việc khắc phục nhưng chỉ giải quyết được phần nào. Đề nghị cân đối bổ sung hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương (ngoài phần phân bổ trong kế hoạch) và các nguồn vốn khác hỗ trợ cho tỉnh thực hiện (cụ thể với số tiền là 43,745 tỷ đồng)

Điện Biên

11.

Đề nghị hỗ trợ kinh phí từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương và các nguồn khác để tỉnh hn thành đầu tư xây dựng công trình đường giao thông đất đỏ liên xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với tổng kinh phí: 150 tỷ đồng

Tuyên Quang

12.

Đối với dự án của các Nhà đầu tư có quy mô lớn, có tính chất đột phá, tạo sự thay đổi về chất lưng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (có quy mô sử dụng đất trên 200 ha); đề nghị cho phép tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án, như sau: Áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất; Tỉnh ứng tiền BT, GPMB theo từng giai đoạn đầu tư (nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí BT, GPMB sau khi được lựa chọn làm chủ đầu tư); Đối với các Dự án xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị mới đã có trong quy hoạch được phê duyệt đề nghị cho áp dụng cơ chế tỉnh ứng tin đbồi thường giải phóng mặt bằng, sau đó giao đất cho Nhà đầu tư có đủ năng lực để thực hiện dự án. Nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí bồi thường GPMB cho tỉnh

Vĩnh Phúc

13.

Đề nghị có cơ chế vay vốn của dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, để bố trí cho các dự án thuộc các chương trình mục tiêu

Hòa Bình

14.

Đề nghị có chủ trương sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương và nguồn vốn dự phòng ngân sách địa phương trong năm 2019

Hưng Yên

15.

Chính phủ đã thống nhất btrí 400 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa cho mỗi địa phương trong 4 tỉnh miền Trung để đầu tư hạ tầng nghề cá tại văn bản s 1826/TTg-NN ngày 29/11/2017 và các Thông báo: số 408/TB-VPCP ngày 01/9/2017; số 506/TB-VPCP ngày 30/10/2017; số 20/TB-VPCP ngày 12/01/2018 của Văn phòng Chính phủ.

Đề nghị sớm phân bổ số tiền nói trên để tỉnh triển khai đầu tư, xây dựng một số công trình hạ tầng nghề cá phục vụ phát triển kinh tế thủy sản cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng, sớm ổn định sản xuất và đi sống

Quảng Trị

16.

Đề nghị xem xét, bổ sung kinh phí cho địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với phần kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo. Đồng thời, sau khi địa phương đảm bảo nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ, phn còn còn dư được đlại cho địa phương thực hiện đầu tư các dự án theo quy định tại Nghị quyết s49/2017/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

Quảng Ngãi

17.

Trong điều kiện ngân sách tỉnh hiện nay đang rất khó khăn do đã sử dụng toàn bộ nguồn dự phòng ngân sách địa phương là 1.067 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020 để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 12 cuối năm 2017 gây ra, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương để nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, sớm khôi phục hoạt động sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống người dân

Khánh Hòa

18.

Hiện nay, dự án Đường cất hạ cánh số 2 - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã hoàn thành trên 95% khối lượng xây dựng nhưng thiếu vốn thanh toán. Với tính cấp thiết cần phải đy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng hiệu quả, đồng bộ với Nhà ga quốc tế Cam Ranh đã đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu và năng lực vận chuyển thông qua Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh, tránh nguy cơ uy hiếp an toàn bay như ý kiến của Cục Hàng không Việt Nam tại Công văn số 4315/CHK-QLC ngày 22/10/2018, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí phần vốn ngân sách Trung ương còn thiếu cho dự án là 618 tỷ đng theo nội dung Thông báo số 159/TB-VPCP ngày 24/3/2017 của Văn phòng Chính phủ

Khánh Hòa

19.

Đề nghị khẩn trương tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Điều 118 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công về khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, làm cơ sở để địa phương triển khai thực hiện

Kon Tum

20.

Tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ đồng ý cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương được tiếp tục được làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp và Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ đến sau năm 2020. Sau năm 2020, Tỉnh sẽ xây dựng lộ trình chuyển giao quyền đại diện vốn chủ sở hữu vốn nước tại 02 Tổng công ty trên.

Bình Dương

21.

Về sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa: Kiến nghị Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước do UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu được Trung ương chp thuận đlại cho Ngân sách tỉnh Bình Dương theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 01/11/2018 của Chính phủ.

Bình Dương

22.

Về việc xem xét, ban hành quy định điều chỉnh để ngân sách địa phương được hưởng 100% các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vn nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do UBND tỉnh quản lý hoặc làm chủ sở hữu để phát triển kinh tế - xã hội

Bà Rịa Vũng Tàu

23.

Về vướng mắc khu đất điều chuyển từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sang UBND tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 1413/QĐ-BTC của Bộ Tài chính: kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh lại nội dung tại Quyết định số 1413/QĐ-BTC từ hình thức là điều chuyển sang hình thức chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý đấu giá quyền sử dụng đất theo dự án dự án nâng cấp mở rộng khu vực Thành ủy - UBND thành phố cũ hoặc chấp thuận cho tỉnh tiến hành các bước xử lý theo hướng không bố trí làm trụ sở mà thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo dự án nâng cấp mở rộng khu vực Thành ủy - UBND thành phố cũ, đồng thời có văn bản báo cáo Bộ Tài chính

Bình Dương

24.

Đề nghị xem xét, sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong 6 lĩnh vực: y tế, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, thông tin và truyền thông, văn hóa - thể thao và du lịch. Đồng thời, xem xét, giao biên chế sự nghiệp cho ngành Giáo dục và đào tạo, Y tế theo đúng định mức của ngành và phù hợp với vị trí việc làm; ưu tiên hỗ trợ vn đầu tư cơ sở vật chất giáo dục cho các tỉnh còn nhiều khó khăn, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Bến Tre, Quảng Ngãi

25.

Đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư (miễn tiền sử dụng đất và miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang đất ở, thuế thu nhập doanh nghiệp...) và được tiếp cận gói tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 03/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ đkhuyến khích đầu tư cụm, tuyến dân cư cho đối tượng những hộ dân sống trong vùng sạt lở ven sông, ven biển, vùng nguy cơ sạt lở cao

An Giang

26.

Xem xét có cơ chế để huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển, kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời, như: chính sách về đất đai, về rừng

Cà Mau

27.

Kiến nghị hỗ trợ khẩn cấp với số tiền 50 tỷ đồng, trong đó: Hỗ trợ khôi phục hạ tầng thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt là 40 tỷ đồng; Hỗ trợ đời sống dân sinh là 10 tỷ đồng; Hỗ trợ 1.000 tấn gạo, tạo điều kiện cho nhân dân vùng lũ có cái tết ấm cúng trong dịp Tết Nguyên Đán sắp đến

Bình Định

28.

Đề nghị quan tâm bố trí hỗ trợ kinh phí cho địa phương để ưu tiên thực hiện di dời, tái định cư các hộ dân khu vực có nguy cơ cao về mưa bão, sạt lở đất

Thanh Hóa