Công văn 679/QLCL-CL2 năm 2014 xin ý kiến vấn đề liên quan đến công tác thanh, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
Số hiệu | 679/QLCL-CL2 |
Ngày ban hành | 23/04/2014 |
Ngày có hiệu lực | 23/04/2014 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
Người ký | Phùng Hữu Hào |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 679/QLCL-CL2 |
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014 |
Kính gửi: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đắk Lăk
Phúc đáp văn bản số 28/QLCL-TTPC ngày 10/4/2014 của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đắk Lăk về việc xin ý kiến một số vấn đề liên quan đến công tác thanh, kiểm tra chất lượng, ATTP, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có ý kiến như sau:
1. Việc lập biên bản kiểm tra, đánh giá xếp loại cho cơ sở.
- Khi dùng Biểu mẫu 02 (ban hành kèm theo Công văn số 1997/BNN-QLCL ngày 16/7/2013) để kiểm tra, đánh giá phân loại (A, B, C) không có quy định lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra vẫn có thể thực hiện lấy mẫu theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BNNPTNT ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Văn bản hợp nhất).
- Nếu trường hợp có lấy mẫu, khi kết thúc buổi kiểm tra, Đoàn kiểm tra thực hiện lập Biên bản kiểm tra theo đúng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 13 của Văn bản hợp nhất và có xếp loại theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 của Văn bản hợp nhất.
- Trường hợp sau khi kiểm nghiệm mẫu không đạt thì xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 13 của Văn bản hợp nhất và việc xếp loại cho cơ sở theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất.
2. Về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
- Các chức danh có thẩm quyền được lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; như vậy, Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở theo Văn bản hợp nhất không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
- Trường hợp Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở kiểm tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trưởng Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo với người có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm (nếu có vi phạm) theo đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Công tác xử phạt vi phạm hành chính.
- Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện cơ sở có vi phạm hành chính về các hành vi sau:
+ Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh hoặc có nhưng đã hết hạn thì áp dụng Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
+ Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn thì áp dụng Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
4. Về chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành.
Chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành được tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quyết định thanh tra hoặc quyết định phân công công chức tiến hành thanh tra độc lập của người có thẩm quyền (Điều 3 Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg).
Vì vậy, Công chức thanh tra chuyên ngành khi tham gia các đoàn kiểm tra về đánh giá phân loại cơ sở theo Văn bản hợp nhất thì không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.
Đề nghị Chi cục nghiên cứu thực hiện./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |