ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6688/TNMT-QLSDĐ
Về kế hoạch thực hiện dự án
điều tra, đánh giá đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 7 năm 2016
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân thành phố
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT
ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định kỹ
thuật điều tra thoái hóa đất;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BTNMT
ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức
kinh tế - kỹ thuật điều tra thoái hoá đất;
Căn cứ Thông tư số 49/2013/TT-BTNMT
ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ
sung một số quy định của Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra thoái hóa đất ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT
ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc điều
tra, đánh giá đất đai;
Căn cứ Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT
ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật
điều tra, đánh giá đất đai;
Căn cứ Công văn số 5750/BTNMT-TCQLĐĐ
ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện
Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn quốc;
Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành xây dựng và trình Ủy ban nhân dân
xem xét, phê duyệt Kế hoạch thực hiện dự án giai đoạn (2016 - 2020) của thành
phố về lĩnh vực điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15
tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về kỹ thuật điều
tra, đánh giá đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường với những nội dung như
sau:
1. Mục tiêu của điều tra, đánh giá
đất đai
1.1. Mục tiêu tổng quát
Điều tra, đánh giá đất đai nhằm đánh
giá đầy đủ, toàn diện, chính xác, khoa học nguồn tài nguyên đất đai của thành
phố làm cơ sở đề xuất chính sách, biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất
đai, khai thác sử dụng đất có hiệu quả cả về số lượng, chất lượng tài nguyên
đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được chất lượng, tiềm năng
các loại đất theo mục đích sử dụng (diện tích, phân bố) và phân hạng được các
loại đất nông nghiệp của thành phố làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ,
định hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai;
- Đánh giá được thực trạng thoái hóa
đất, ô nhiễm đất theo loại đất và loại hình thoái hóa, ô nhiễm; xác định cụ thể
nguyên nhân cũng như xu thế và các quá trình thoái hóa, ô nhiễm đất làm cơ sở
đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và khai thác sử dụng đất bền vững, thích
ứng với biến đổi khí hậu;
- Xây dựng bộ bản đồ: chất lượng đất,
tiềm năng đất đai; thoái hóa đất; các khu vực đất bị ô nhiễm; phân hạng đất
nông nghiệp, đồng thời cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống thông tin đất đai theo hướng hiện đại và phục vụ đa mục tiêu;
- Cung cấp thông tin số liệu cho hệ
thống theo dõi quản lý sử dụng đất và hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia, làm
căn cứ lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030 và
phục vụ nhu cầu thông tin về tài nguyên đất cho các hoạt động kinh tế, xã hội,
nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước.
2. Nội dung và các hoạt động chủ yếu
của điều tra, đánh giá đất đai
2.1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch
tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn thành phố, dự toán
kinh phí và phương án tổ chức thực hiện.
2.2. Triển khai thực hiện dự án:
- Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ;
- Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫn
đất tại thực địa;
- Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu
nội và ngoại nghiệp;
- Xây dựng bản đồ về thoái hóa đất;
chất lượng đất, tiềm năng đất đai; các khu vực đất bị ô nhiễm; phân hạng đất
nông nghiệp,
- Xây dựng báo cáo đánh giá về thoái
hóa đất, chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông
nghiệp.
2.3. Thẩm định, phê duyệt và công bố
kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất. tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô
nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban
nhân dân thành phố thành phố.
2.4. Báo cáo kết quả điều tra, đánh
giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng
đất nông nghiệp về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Kế hoạch triển khai điều tra, đánh
giá đất đai
Trong giai đoạn (2016 - 2020) trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ thực hiện 04 dự án liên quan đến lĩnh
vực điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT
và Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai, với tổng kinh phí
khái toán tạm tính khoảng 8 tỷ đồng theo thứ tự thực hiện cụ thể :
3.1. Công tác chuẩn bị năm 2016
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tổ
chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên địa bàn thành phố;
Lập đề cương dự án và dự toán kinh
phí thực hiện dự án;
Lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện công
tác điều tra, đánh giá đất đai
3.2. Tên dự án thực hiện
a/ Dự án “Điều tra, đánh giá thoái
hóa đất kỳ đầu tại thành phố Hồ Chí Minh”
- Kinh phí khái toán: 3,32 tỷ đồng;
- Thời gian thực hiện: năm 2016-2017
b/ Dự án “Điều tra, đánh giá chất
lượng đất, tiềm năng đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh”
- Kinh phí khái toán: 4,02 tỷ đồng;
- Thời gian thực hiện: năm 2017 -
2018.
c/ Dự án “Điều tra, đánh giá ô nhiễm
đất tại thành phố Hồ Chí Minh”
- Kinh phí khái toán: 0,35 tỷ đồng;
- Thời gian thực hiện: năm 2018 -
2019.
d/ Dự án “Điều tra, phân hạng đất
nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”
- Kinh phí khái toán: 0,31 tỷ đồng;
- Thời gian thực hiện: năm 2019 -
2020.
4. Một số giải pháp chủ yếu
- Tăng cường ứng dụng khoa học, công
nghệ; củng cố hợp tác, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có năng lực và kinh
nghiệm trong và ngoài thành phố về lĩnh vực điều tra, đánh giá đất đai.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác điều tra, đánh giá đất đai của thành phố.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn thực hiện
nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu” vào năm 2016.
5. Tổ chức thực hiện
Sau khi Kế hoạch thực hiện dự án điều
tra, đánh giá đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2016 - 2020) được Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt, các Sở, ngành về đơn vị liên quan căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện nghiêm túc bản Kế hoạch này;
Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường
căn cứ vào tiến độ thực hiện của từng dự án trong bản Kế hoạch, hàng năm có
trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan lập đề cương dự án và
dự toán kinh phí, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt để triển
khai đảm bảo đúng theo Kế hoạch;
Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, theo chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư trong quá
trình triển khai thực hiện, đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với nội dung Kỹ thuật quan trắc
giá, sát tài nguyên đất sẽ thực hiện bắt đầu từ năm 2020 theo quy định tại Điều
10 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường .
Trên đây là nội dung Kế hoạch thục
hiên dự án điều tra, đánh giá đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh án giai đoạn
(2016 - 2020), Sở Tài nguyên và Môi trường kính trình Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên ;
- Bộ TN&MT (để b/c);
- Các Sở: KH&ĐT, TC, NN&PTNT (để phối hợp);
- Ban GĐ Sở (để b/c);
- Lưu VT.
|
GIÁM
ĐỐC
Nguyễn Toàn Thắng
|
STT
|
Dự án
|
Mục tiêu
|
Nội dung
|
Dự toán
|
Khái toán kinh phí
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Sản phẩm
|
Tổng Số
|
Chia theo các năm
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
|
|
|
1
|
Điều tra,
đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu thành phố Hồ Chí Minh
|
- Xác định
diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện
tích đất bị thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
- Đánh giá
nguyên nhân thoái hóa, đề xuất các giải pháp giảm thiếu thoái hóa đất phục vụ
quản lý sử dụng đất bền vững Thành phố Hồ Chí Minh.
|
- Thu thập
tài liệu liên quan đến nội dung của dự án:
+ Thu thập
tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nội dung của dự án;
+ Đánh giá,
lựa chọn các thông tin đã thu thập;
+ Xử lý,
tổng hợp, chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề;
+ Xác định
nội dung và kế hoạch điều tra thực địa;
+ Xây dựng
báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa.
- Điều tra
khảo sát thực địa:
+ Điều tra
phục vụ chỉnh lý bản đồ đất và xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất;
+ Điều tra
phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp;
+ Điều tra
xác định các loại hình thoái hóa;
+ Điều tra
tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Nội
nghiệp:
+ Tổng hợp
xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp;
+ Xây dựng
bản đồ thoái hoá đất;
+ Đánh giá
thực trạng thoái hóa đất;
+ Đánh giá
nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất,
ô nhiễm đất;
- Xây dựng
báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất.
|
3,32
|
3,32
|
0,42
|
2,90
|
|
|
|
Sở TN&MT
|
- Các Sở,
ngành có liên quan;
- Đơn vị tư
vấn có chức năng, kinh nghiệm về lĩnh vực này
|
- Báo cáo
tổng hợp kết quả dự án “Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Bảng tổng
hợp Hệ thống chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình
thoái hóa và loại đất Thành phố Hồ Chí Minh.
- Báo cáo
chuyên đề “Thực trạng và nguyên nhân thoái hóa đất Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Bản đồ
thoái hóa đất kỳ đầu Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/100.000.
- Các sản
phẩm trung gian khác có liên quan.
|
2
|
Điều tra,
đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai Thành phố Hồ Chí Minh
|
Đánh giá
được chất lượng, tiềm năng các loại đất theo mục đích sử dụng (diện tích,
phân bổ) của thành phố làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ, định
hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
|
- Thu thập
tài liệu liên quan đến nội dung của dự án:
+ Thu thập
thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến chất lượng đất, tiềm
năng đất đai;
+ Khảo sát
sơ bộ, xác định lát cắt địa hình, dạng địa hình, loại sử dụng đất đặc trưng
theo từng lát cắt;
+ Phân
loại, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;
+ Xây dựng
báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Lập kế
hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa:
+ Xác định
nội dung và kế hoạch điều tra thực địa;
+ Điều tra
thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ bổ sung;
+ Điều tra,
lấy mẫu đất ngoài thực địa;
+ Sao
chuyển kết quả điều tra lên bản đồ gốc;
+ Xây dựng
báo cáo kết quả điều tra nội và ngoại nghiệp.
- Tổng hợp,
xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp
- Xây dựng
bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai:
+ Xây dựng
bản đồ chất lượng đất;
+ Xây dựng
bản đồ tiềm năng đất đai.
- Phân tích
thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai của thành phố
- Đề xuất
các giải pháp bảo vệ đất, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền
vững
- Xây dựng
báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai
|
4,02
|
4,02
|
|
1,83
|
2,19
|
|
|
Sở TN&MT
|
- Các Sở,
ngành có liên quan;
- Đơn vị tư
vấn có chức năng, kinh nghiệm về lĩnh vực này
|
- Báo cáo
tổng hợp kết quả dự án “Điều tra, đánh giá về chất lượng đất tiềm năng đất
đai Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Bản đồ
chất lượng đất Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/100.000.
- Bản đồ
tiềm năng đất đai Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/100.000.
- Các sản
phẩm trung gian khác có liên quan
|
3
|
Điều tra,
đánh giá ô nhiễm đất Thành phố Hồ Chí Minh
|
Đánh giá
được thực trạng ô nhiễm đất của thành phố; xác định nguồn gây ô nhiễm đất,
mức độ ô nhiễm và xu thế ô nhiễm đất làm cơ sở đề xuất giải pháp xử lý, cải
tạo đất nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất
|
- Thu thập
các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm
đất; các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất:
+ Thu thập
tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nội dung của dự án;
+ Đánh giá,
lựa chọn các thông tin đã thu thập;
+ Xử lý,
tổng hợp, chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề;
+ Xác định sơ
bộ các nguồn gây ô nhiễm đất;
+ Xác định
sơ bộ các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất.
- Lập kế
hoạch điều tra, lấy mẫu đất ngoài thực địa:
+ Lập kế
hoạch điều tra (xác định mật độ mẫu, số lượng mẫu, vị trí và phương pháp lấy
mẫu đất; xây dựng kế hoạch chi tiết lấy mẫu đất và chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện cần thiết cho điều tra thực địa);
+ Khảo sát
thực địa, lấy mẫu đất.
- Phân tích
mẫu đất, tổng hợp số liệu và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy
cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm)
- Xây dựng
bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm
- Đề xuất
các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững
- Xây dựng
báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
|
0,35
|
0,35
|
|
|
0,33
|
0,02
|
|
Sở TNMT
|
- Các Sở,
ngành có liên quan;
- Đơn vị tư
vấn có chức năng, kinh nghiệm về lĩnh vực này
|
- Báo cáo
tổng hợp kết quả dự án “Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Báo cáo
chuyên đề “Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm đất Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Bản đồ
các khu vực đất bị ô nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/100.000.
- Các sản
phẩm trung gian khác có liên quan.
|
4
|
Điều tra,
phân hạng đất nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
|
Phân hạng
đất nông nghiệp của thành phố làm cơ sở cho việc định hướng khai thác, sử
dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp của thành phố và làm cơ sở xác định giá đất
nông nghiệp khi xây dựng bảng giá đất, định giá đất cũng như thực hiện các
chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp của thành phố
|
- Điều tra,
thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan:
+ Thu thập
thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến phân hạng đất nông
nghiệp;
+ Khảo sát
sơ bộ, xác định các khu vực đất nông nghiệp cần điều tra, phân hạng;
+ Phân
loại, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;
+ Xây dựng
báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
- Lập kế
hoạch và điều tra thực địa hiệu quả sử dụng đất:
+ Xác định
sơ bộ các khu vực đất nông nghiệp cần chỉnh lý biến động; cần bổ sung thông
tin phục vụ phân hạng đất;
+ Xác định
nội dung và kế hoạch điều tra thực địa;
+ Điều tra
thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ bổ sung;
+ Điều tra
đối soát, bổ sung biến động cụ thể đối với các khu vực đất nông nghiệp;
+ Đối soát,
phúc tra các thông tin phục vụ đánh giá phân hạng đất nông nghiệp;
+ Điều tra,
phỏng vấn (theo mẫu phiếu) đối tượng sử dụng, quản lý đất nông nghiệp về hiệu
quả sử dụng đất;
+ Xây dựng
báo cáo kết quả điều tra nội và ngoại nghiệp.
- Tổng hợp
xử lý tài liệu nội và ngoại nghiệp:
+ Tổng hợp
các thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp;
+ Cập nhật,
chuẩn hóa các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra, thu thập;
+ Xây dựng
các lớp dữ liệu phục vụ đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp.
- Xây dựng
bản đồ phân hạng đất nông nghiệp
- Xây dựng
báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.
|
0,31
|
0,31
|
|
|
|
0,29
|
0,02
|
Sở TN&MT
|
- Các Sở,
ngành có liên quan;
- Đơn vị tư
vấn có chức năng, kinh nghiệm về lĩnh vực này
|
- Báo cáo
tổng hợp kết quả dự án “Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh”.
- Bản đồ
phân hạng đất nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/100.000.
- Các sản
phẩm trung gian khác có liên quan.
|
|
|
Tổng cộng
|
|
8,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|