Công văn 6452/TCHQ-GSQL năm 2017 về xử lý hàng hóa cấm nhập khẩu tồn đọng không xác định được chủ sở hữu do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 6452/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 02/10/2017
Ngày có hiệu lực 02/10/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6452/TCHQ-GSQL
V/v xử lý hàng hóa cấm nhập khẩu tồn đọng không xác định được chủ sở hữu

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Trả lời công văn số 2638/HQHCM-GSQL ngày 21/08/2017 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn xử lý đối với hàng hóa tồn đọng, thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại thì mặt hàng Ipad, máy tính xách tay, điện thoại Blackberry, mặt hàng xe đạp người ln đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.

Điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, quy định: “Tiêu hủy đối với hàng hóa không còn giá trị sử dụng (mục nát, đ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng sử dụng, vật phm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng) hoặc thuộc diện buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Việc thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng giám định, định giá để xác định hàng hóa không còn giá trị s dụng, không bảo đảm chất lượng sử dụng, không an toàn đối với người tiêu dùng, hàng hóa giả mạo thương hiệu, gi mo xuất xứ... gây tốn kém không cần thiết cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc xử lý số hàng hóa tồn đọng nêu trên phải thực hiện tiêu hủy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư số 203/2014/TT-BTC nêu trên, đồng thời, cần căn cứ các quy định cụ thể về môi trường, quy định quản lý các mặt hàng tương ứng của các cơ quan quản lý chuyên ngành, và thực trạng hàng hóa của từng vụ việc cụ thể đ xác định phương pháp xử lý cho phù hợp. Trường hợp phát sinh vụ việc vi số lượng lớn, liên quan đến hoạt động chống buôn lậu thì báo cáo cụ thể về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan hoặc Cục Điều tra chống buôn lậu) để có ý kiến trả lời đối với từng vụ việc.

Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh