Công văn số 6077/TM-CNTT ngày 30/12/2003 của Bộ Thương mại về việc văn bản pháp quy về thương mại điện tử
Số hiệu | 6077/TM-CNTT |
Ngày ban hành | 30/12/2003 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/2003 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Thương mại |
Người ký | Lê Danh Vĩnh |
Lĩnh vực | Thương mại |
BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6077/TM-CNTT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2003 |
Kính gửi: Văn Phòng Chính Phủ
Bộ Thương mại xin báo cáo Văn Phòng Chính Phủ về việc xây dựng văn bản pháp quy về Thương mại điện tử (TMĐT) như sau:
1. Về nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp quy về TMĐT từ trước tới nay:
Ngày 25/1/2002, Văn Phòng Chính Phủ có công văn số 68/VPCP-TH thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thương mại chủ trì Dự án soạn thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử (TMĐT).
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thương mại đã ra các quyết định số 0302/2002/QĐ-BTM ngày 22/3/2002 và số 0438/2002/QĐ-BTM ngày 15/4/2002 thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập Pháp lệnh TMĐT với thành viên là cán bộ, chuyên viên và chuyên gia từ các Bộ, Ngành liên quan.
Ngày 5/9/2003, Chính phủ có Công văn số 1192/CP-PC gửi Văn phòng Quốc hội về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ năm 2004, trong đó có đề cập tới Pháp lệnh TMĐT do Bộ Thương mại dự thảo.
2. Về tiến độ xây dựng Pháp lệnh TMĐT:
Tính tới tháng 12/2003, sau gần 02 năm thực hiện nhiệm vụ soạn thảo, Bộ Thương mại cơ bản đã hoàn thành dự thảo Pháp lệnh TMĐT và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 1/2004 để Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào giữa năm 2004.
Ngày 26/11/2003. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, trong đó không có tên Pháp lệnh TMĐT. Nghị quyết đã bổ sung Luật Giao dịch điện tử vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002 - 2007).
3. Về sự cấp bách phải xây dựng văn bản pháp quy về TMĐT:
TMĐT đã hình thành và phát triển khá nhanh ở Việt Nam. Thực tế đòi hỏi cần có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Bộ Thương mại đề nghị một trong 02 phương án sau đây:
- Hoặc giao Bộ Thương mại tiếp tục chủ trì soạn thảo Pháp lệnh TMĐT và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Pháp lệnh này. Khi Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực, Pháp lệnh TMĐT sẽ chấm dứt hiệu lực.
- Hoặc nếu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có ý kiến khác, giao Bộ Thương mại xây dựng Nghị định về TMĐT. Nội dung Nghị định sẽ lấy dự thảo Pháp lệnh đã hoàn chỉnh làm cơ sở. Trong khi chờ Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành được xây dựng và ban hành trong vài năm tời, Nghị định về TMĐT sẽ có ý nghĩa to lớn hỗ trợ sự phát triển của TMĐT ở nước ta.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |