Công văn 6076/BKHĐT-ĐKKD năm 2019 về yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu | 6076/BKHĐT-ĐKKD |
Ngày ban hành | 27/08/2019 |
Ngày có hiệu lực | 27/08/2019 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký | Nguyễn Đức Tâm |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6076/BKHĐT-ĐKKD |
Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2019 |
Kính
gửi: Chi nhánh văn phòng luật sư An Phước
(Đ/c: Phòng 408, Đơn Nguyên 1, tòa nhà F4, khu đô thị
Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được Công văn số 7271/VPCP-ĐMDN ngày 15/8/2019 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Quý Chi nhánh đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đề nghị hướng dẫn về việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông quy định tại Điều 147 Luật Doanh nghiệp. Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Điều 147 Luật Doanh nghiệp quy định:
“Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đai hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty”.
Điều 159 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh như sau:
“1. Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”.
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Quý Chi nhánh liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải thích quy định tại Luật Doanh nghiệp./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |