TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5275/CT-TTHT
V/v
hướng dẫn phân bố số thuế TNDN cho các cơ sở sản xuất hạch
toán phụ thuộc.
|
Hà Nội,
ngày 31 tháng 01 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty CP
Vinatex Quốc tế
(Đ/c:
460 Minh Khai - P Vĩnh Tuy - Quận Hai
Bà Trưng - Hà Nội)
MST: 0106234350
Trả lời công văn số 08/2017/CV-VTJ
ngày 23/06/2017 của Công ty CP Vinatex Quốc tế hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế
TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 123/2012/TT-BTC
ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Tại Điều 12 quy định về nguyên tắc
xác định nơi nộp thuế.
+ Tại Điều 13 quy định về cách xác định
số thuế phải nộp.
- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC
ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp
+ Tại Điều 12, Chương III quy định về
nguyên tắc xác định nơi nộp thuế:
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công,
lắp ráp) hạch
toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được
tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi
có cơ sở sản
xuất.
Việc phân bổ số thuế phải nộp quy định
tại khoản này không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp
có các công
trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.
+ Tại Điều 13 Chương III quy định về
cách xác định số thuế phải nộp:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được
xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với
tổng chi phí
của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ
lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất
hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi phí được xác định như sau:
Tỷ lệ chi
phí của cơ
sở sản xuất hạch toán phụ thuộc
|
=
|
Tổng chi
phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc
|
Tổng chi
phí của doanh nghiệp
|
Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí được căn cứ
vào số liệu quyết toán thuế thu nhập của doanh
nghiệp năm trước liền kề năm tính thuế do doanh nghiệp tự xác định để làm căn cứ
xác định số thuế phải nộp và được sử dụng để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cho các năm sau.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động
có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương, số liệu để
xác định tỷ lệ chi phí của trụ sở chính và các cơ sở sản
xuất hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp tự xác định căn cứ theo số liệu quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ
năm 2009 trở đi.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập,
doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản
xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ
lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên đối với các
trường hợp có sự thay đổi này. Từ kỳ tính thuế tiếp theo tỷ lệ chi phí được sử
dụng ổn định theo nguyên tắc nêu trên.
Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh
nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp
thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh hoạt động sản xuất
kinh doanh đó.”
+ Tại Điều 23 quy định về hiệu lực
thi hành:
“1. Thông tư
này có hiệu lực từ
ngày 02 tháng 08 năm 2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ
năm 2014 trở đi.
...4. Thông tư này thay thế Thông tư
số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính.”
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC
ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý
thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
+ Tại khoản 5 Điều 10 quy định về
khai bổ sung hồ sơ khai thuế:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo
quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có
sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với loại thuế có kỳ quyết toán
thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán
thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp
của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai
bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết
toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ
sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải
nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ
sung hồ sơ khai
tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho
cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ
sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước
khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh
tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã
ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp
thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ,
phạm vi đã kiểm
tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền
chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ
khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không
thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế
được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.”
+ Tại khoản 1, khoản 7 Điều 12 quy định
về khai thuế TNDN:
“1. Trách nhiệm
nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế
...c) Trường hợp người nộp thuế có
đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc để không phải
nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập
doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung
tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực
thuộc.
d) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở
sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán
phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với
địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai
thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập
trung tài trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi
có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
... 7. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch
toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập
doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách
nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát
sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
Số thuế thu
nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được
xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi
phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm
khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập phát sinh tại
trụ sở chính và tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc theo mẫu số 01-1/TNDN (đối với khai tạm
tính quý) và theo mẫu số 03-8/TNDN (đối với
khai quyết toán năm) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính đồng thời
gửi một bản cho các cơ quan thuế quản lý các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
a) Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa
Kho bạc và cơ quan thuế
Căn cứ số thuế thu
nhập doanh nghiệp được tính nộp tại nơi có trụ
sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc trên phụ lục số 01-1/TNDN (đối
với khai tạm tính quý) và phụ lục số 03-8/TNDN (đối với
khai quyết toán năm), doanh nghiệp lập chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản
xuất hạch toán phụ thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản
thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp
với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai
thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Kho bạc Nhà nước
nơi đóng trụ sở chính chuyển tiền và
chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên
quan để hạch toán
thu ngân sách nhà nước phần thuế của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
b) Quyết toán thuế
Doanh nghiệp khai quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế thu
nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp
tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế thu nhập
doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được
phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và tại
nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.”
+ Tại Điều 33 quy định về xử lý đối với
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
“1. Tiền thuế,
tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh
tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm
tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán
thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp
lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế....
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết
số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng
dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều
này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải
nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu
mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản
1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế
nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn
tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm
b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện
bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị
hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo
hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này...
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết
hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực
hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.”
+ Tại Điều 57, Chương VII quy định về
thủ tục hồ sơ hoàn thuế:
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân
sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm
theo Thông tư này và các tài liệu kèm theo (nếu có).
- Căn cứ Điều 16 Thông tư số
151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
tại các Nghị đinh quy định về thuế sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số
156/2013/TT-BTC:
“6. Trường hợp
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán
phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với
địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,
doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại
nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
a) Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa
Kho bạc và cơ quan Thuế
Doanh nghiệp tự xác định số thuế thu
nhập doanh nghiệp được tính nộp tại nơi có trụ sở chính và các cơ sở
sản xuất hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp để lập chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa phương nơi có trụ
sở chính và từng
địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải
ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với
cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai
thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính chuyển
tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên quan để hạch
toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
b) Quyết toán thuế
Doanh nghiệp khai quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế thu
nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi
đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số
thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân
bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở
sản xuất phụ thuộc.”
- Căn cứ Điều 73 Thông tư số
08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế
toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho
bạc quy định về thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách:
“1. Thời gian
chỉnh lý quyết toán ngân sách các cấp quy định thống
nhất hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
2. Trong thời gian chỉnh lý quyết
toán ngân sách, các KBNN tiến hành xử lý hết những
tồn tại của năm cũ, những khoản điều chỉnh, thanh toán tạm ứng,
cho vay thuộc các cấp Ngân sách theo quy định. Đồng thời tiến hành hạch toán tiếp
những khoản thu, chi NSNN đã phát sinh từ ngày 31/12 trở
về trước theo chế độ quy định tại Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008,
những chứng từ còn đi trên đường, các khoản thu, chi theo lệnh của cơ quan Tài
chính.”
- Căn cứ công văn số 5562/TCT-CS
ngày 04/12/2017 của Tổng cục Thuế trả lời chính sách thuế.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp
Công ty có các cơ sở hạch toán phụ thuộc tại địa phương khác thì tính nộp thuế
TNDN cả ở trụ sở chính và cả ở nơi có cơ sở sản xuất, tổng chi phí của cơ sở sản
xuất hạch toán phụ thuộc làm căn cứ để tính tỷ lệ chi phí theo hướng dẫn tại Điều
13 Thông tư số 78/2014/TT-BTC là toàn bộ chi phí phát sinh của cơ sở sản xuất
(bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất tại chi nhánh).
Trường hợp trong năm 2013, 2014, 2015 Công
ty chưa kê khai Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các đơn vị sản
xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa
phương nơi đóng trụ sở
chính khi quyết toán thuế và nộp toàn bộ số thuế TNDN phát sinh tại trụ sở chính thì Công
ty phải thực hiện khai bổ sung Phụ lục phân bổ số thuế TNDN cho các chi nhánh
và nộp thuế TNDN của các năm 2013, 2014, 2015 phân bổ cho chi nhánh về kho bạc
nhà nước địa phương nơi đặt chi nhánh.
Số thuế TNDN của chi nhánh đã nộp tại
Kho bạc Hà Nội cho các năm 2013, 2014, 2015 không thể điều chuyển cho kho bạc
các tỉnh khác do đã hết thời hạn chỉnh lý quyết toán ngân sách. Công ty làm thủ
tục xin hoàn hoặc bù trừ phần thuế nộp thừa tại Cục Thuế
TP Hà Nội theo quy định tại Điều 33, Điều 57 Thông tư số 157/2013/TT-BTC nêu
trên.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công
ty cổ phần Vinatex Quốc tế được biết và thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT2;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT (2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai
Sơn
|