Công văn 4579/BTC-TCHQ điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 4579/BTC-TCHQ |
Ngày ban hành | 12/04/2013 |
Ngày có hiệu lực | 12/04/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4579/BTC-TCHQ |
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2013 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 02/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ, Ngành; theo đó tại thủ tục số 13 mục X (Đăng kí, điều chỉnh, kiểm tra định mức đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài) và thủ tục số 19 mục X (Đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sản phẩm xuất khẩu) của Nghị quyết yêu cầu: "Điều chỉnh định mức chỉ cho phép thực hiện trước khi xuất khẩu lô hàng".
Thi hành Nghị quyết số 25/NQ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
Đối với hàng gia công:
Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài quy định thời điểm điều chỉnh định mức như sau:
"a) Đối với mã hàng xuất khẩu 01 lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 05 ngày trước khi làm thủ tục đăng kí tờ khai xuất khẩu.
b) Đối với mã hàng xuất khẩu nhiều lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 05 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu lần cuối cùng của mã hàng (nếu điều chỉnh định mức do nhầm lẫn trong tính toán) hoặc chậm nhất 05 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm có điều chỉnh định mức (nếu điều chỉnh định mức với lý do nêu tại điểm b, khoản 4 Điều này)"
Đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu:
Tại điểm b khoản 3 Điều 33 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 quy định thời điểm điều chỉnh định mức: "Việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh".
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện các văn bản trên nhiều doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm. Về vấn đề này, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Tình hình thực hiện
(Đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, số liệu tính từ thời điểm Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính có hiệu lực. Đối với hàng gia công, số liệu tính từ thời điểm Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính có hiệu lực)
a) Đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu:
- Số lần điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm là 84 lần trong tổng số 356.672 tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, chiếm 0,024%. Trong 84 lần đề nghị điều chỉnh định mức có trường hợp một lần điều chỉnh nhiều mã hàng.
- Mặt hàng điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm: dệt may, da giầy: (8 lần); Cơ khí: (25 lần); Ô tô: (3 lần); Điện tử: (5 lần); Thủy sản: (2 lần); Các mặt hàng khác: (41 lần).
- Lý do điều chỉnh định mức: Truyền nhầm số liệu định mức, thay đổi quy cách của sản phẩm, áp dụng công nghệ thiết bị mới, tính toán sai định mức, nhầm lẫn trong tính toán, đơn vị tính, doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu tương tự để thay thế, khai thiếu vật tư để sản xuất xuất khẩu, khai sai mã nguyên vật liệu trong bảng định mức…
b) Đối với hàng gia công:
- Số lần điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm 39 lần trong tổng số 6.930 hợp đồng gia công chiếm 0,56%.
- Mặt hàng đề nghị điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm: dệt may, da giày: (22 lần); cơ khí: (7 lần); Ô tô: (2 lần); thủy sản: (2 lần); mặt hàng khác: (6 lần).
- Lý do điều chỉnh định mức: sử dụng nguyên phụ liệu không đúng chủng loại, nhầm lẫn các mã nguyên phụ liệu khai báo,…
2. Ý kiến của Bộ Tài chính
Căn cứ tình hình thực tế nêu trên, Bộ Tài chính nhận thấy việc cho phép một số trường hợp doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm là hợp lý, ví dụ: nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính; do chất lượng nguyên liệu, điều kiện sản xuất dẫn đến thay đổi tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên, việc cho phép điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm dễ bị lợi dụng để điều chỉnh sai định mức thực tế. Vì vậy, về nguyên tắc doanh nghiệp vẫn phải điều chỉnh định mức trước khi xuất khẩu sản phẩm. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của cơ quan Hải quan, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép doanh nghiệp được điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm nếu đáp ứng được điều kiện sau:
2.1. Điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm
- Thuộc các trường hợp: do nhầm lẫn tính toán (ví dụ: nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính); do thay đổi chất lượng nguyên liệu, điều kiện sản xuất xuất khẩu dẫn đến thay đổi tỷ lệ hao hụt;
Đối với thay đổi tỷ lệ hao hụt do thay đổi chất lượng nguyên liệu, điều kiện SXXK thì phải còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn chứng từ để chứng minh;
- Còn lưu thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm, sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày): Lưu tại cơ quan hải quan.
Đối với thay đổi tỷ lệ hao hụt do thay đổi chất lượng nguyên liệu, điều kiện sản xuất xuất khẩu thì phải còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn chứng từ để chứng minh;
- Doanh nghiệp phải đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;