Công văn 4522/BNV-VP năm 2018 về trả lời một số kiến nghị của tỉnh Phú Yên do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 4522/BNV-VP
Ngày ban hành 12/09/2018
Ngày có hiệu lực 12/09/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Vũ Đăng Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4522/BNV-VP
V/v trả lời một số kiến nghị của tỉnh Phú Yên

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2018

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Bộ Nội vụ nhận được kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tại Báo cáo số 132/BC-UBND ngày 23/7/2018, cụ thể như sau:

1. Về đề nghị ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực; ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực.

Bộ Nội vụ trả lời như sau:

a) Về ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực:

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Quyết định số 695/QĐ-TTg) thì có 07 Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực (các Bộ: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Tài chính).

Tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế t chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Đối với dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực còn lại (giáo dục đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; y tế; dạy nghề) đang được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoàn thiện, trình Chính phủ trong thời gian tới.

b) Về ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực:

Theo Quyết định số 695/QĐ-TTg, có 11 Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Công Thương; Xây dựng (các Bộ, ngành khác nếu có) có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.

Tính đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 11/11 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực: Y tế - Dân s (Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016); thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 04/10/2016), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27/7/2016), Bộ Thông tin và Truyền thông (Quyết định số 2504/QĐ-TTg ngày 23/12/2016), Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10/2/2017), Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 27/12/2017), Bộ Công Thương (Quyết định s 573/QĐ-TTg ngày 25/4/2017), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 11/12/2017), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 22/2/2017), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quyết định số 1992/QĐ-TTg ngày 11/12/2017), Bộ Xây dựng (Quyết định số 162/QĐ-TTg ngày 25/4/2018).

2. Về đề nghị ban hành hướng dẫn thực hiện quy định danh mục kèm theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ đ địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.

Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII (Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội nêu trên. Trong đó, đã xác định mục đích, yêu cầu; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương.

3. Về đề nghị ban hành Luật về hội để địa phương triển khai thực hiện công tác quản lý tổ chức Hội được thuận li và đảm bảo thống nhất.

Bộ Nội vụ trả lời như sau:

a) Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã nêu: Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật. Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của UBND tỉnh Phú Yên để tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật về hội nhằm thể chế hóa chủ trương về hội quần chúng nêu trên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hội, đồng thời tạo điều kiện để hội phát huy vai trò, hoạt động hiệu quả, tự chủ, tự quản, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

b) Về tiến độ: Hiện nay, dự án Luật về hội đã được Bộ Nội vụ đã phối hợp vi các cơ quan liên tham mưu Ban Cán sự đảng Chính phủ thống nhất với Đảng đoàn Quốc hội để báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số vấn đề ln, quan trọng. Sau khi cấp có thẩm quyền có ý kiến chỉ đạo, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban pháp luật của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội đối với dự án Luật về hội.

4. Về đề nghị ban hành quy định về cơ chế, chính sách để khuyến khích xã hội hóa, tạo điều kiện thuận li ưu đãi về đất đai, hạ tầng, thuế cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa được tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn tín dụng hoặc hỗ trợ sau đầu tư đảm bảo tiến độ, mục tiêu của dự án đề ra.

Bộ Nội vụ xin trả lời như sau:

Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW đã quy định các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công và phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng Bộ, ngành như sau:

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan “Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi và thúc đẩy xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công” (thời gian hoàn thành Quý IV/2019).

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai” (thời gian hoàn thành Quý I/2019).

5. Về đề nghị ban hành hướng dẫn về trình tự, thủ tục, kinh phí xây dựng đề án, lập hồ sơ sáp nhập đơn vị hành chính; hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư không bố trí lại sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ xin trả lời như sau:

a) Về trình tự, thủ tục, kinh phí xây dựng đề án sáp nhập các đơn vị hành chính

Hiện nay, Đề án tổng thể về sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ nay đến năm 2021 đang trong quá trình lấy ý kiến Ban Cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị, sau khi Đề án được Bộ Chính trị thông qua, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết, trong đó, có nội dung về trình tự, thủ tục, kinh phí xây dựng Đề án, lập hồ sơ sáp nhập đơn vị hành chính.

b) Về chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính (trong đó có cán bộ, công chức cấp xã)

Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đã có quy định một trong những trường hợp tinh giản biên chế là “Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự”. Theo đó, các trường hợp cán bộ, công chức dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và trong Đề án sắp xếp nêu trên.

[...]