Công văn 4426/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 4426/CT-TTHT
Ngày ban hành 07/02/2020
Ngày có hiệu lực 07/02/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Tiến Trường
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Sở hữu trí tuệ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4426/CT-TTHT
V/v chính sách thuế

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2020

 

Kính gửi: Công ty TNHH Kiểm toán BDO
(Đ/c: Tầng 20, tòa nhà ICON 4, số 243A Đê La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội - MST: 0101333767)

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được phiếu chuyển số 54/PC-TCT ngày 15/01/2020 của Tổng cục Thuế chuyển công văn số 02/2020/BDO/CV đề ngày 10/01/2020 của Công ty TNHH Kiểm toán BDO (sau đây gọi tắt là "Công ty") hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhp chịu thuế

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

….

2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 ch ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”.”

- Căn cứ Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

+ Tại khoản 1 Điều 1 quy định đối tượng áp dụng

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.”

+ Tại khoản 3 Điều 7 quy định thu nhập chịu thuế TNDN:

Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).ˮ.

+ Tại điểm a khoản 2 Điều 13 quy định thuế TNDN.

- Căn cứ công văn số 15888/BTC-CST ngày 07/11/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty A tại Việt Nam trả tiền cho doanh nghiệp nước ngoài để sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam (đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ) thì:

* Về thuế nhà thầu: Đề nghị Công ty nghiên cứu hướng dẫn tại công văn số 15888/BTC-CST ngày 07/11/2016 của Bộ Tài chính và căn cứ tình hình thực tế để thực hiện theo đúng quy định.

* Về thuế TNDN:

- Đối với chi phí trả cho doanh nghiệp nước ngoài: Trường hợp khoản chi phí chi trả cho doanh nghiệp nước ngoài theo thỏa thuận đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

- Đối với tiền thuế TNDN nộp thay cho doanh nghiệp nước ngoài: Trưng hợp Công ty A tại Việt Nam nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng, doanh thu của doanh nghiệp nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản chi này đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Nội dung công văn hỏi về việc phân biệt hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với hoạt động nhượng quyền thương mại không thuộc thẩm quyền của cơ quan Thuế. Đề nghị Công ty liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được hưng dẫn cụ thể.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ cụ thể, liên hệ Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 8 để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Kiểm toán BDO được biết và thực hiện./.

 

[...]