Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 4194/TCT-KK năm 2019 về hoàn thuế giá trị gia tăng trường hợp chấm dứt hoạt động do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 4194/TCT-KK
Ngày ban hành 16/10/2019
Ngày có hiệu lực 16/10/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Nguyễn Thị Thu Hà
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4194/TCT-KK
V/v hoàn thuế GTGT

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Thuận

Tổng cục Thuế nhận được công văn 2743/CT-KK của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận vviệc giải quyết hoàn thuế GTGT trường hợp chấm dứt hoạt động của Công ty Chimneys and Refractories International S.R.L, MST 3401099256. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Luật thuế GTGT (Luật số 13/2008/QH13) đã được sửa đi, bsung bởi Luật số 31/2013/QH13 quy định các trường hợp hoàn thuế:

“3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chm dứt hoạt động có s thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.”

Căn cứ Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn các trường hp hoàn thuế:

“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có s thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc s thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khu trừ hết.

Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại sthuế giá trị gia tăng đã kê khai, khu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp vviệc giải thể, phá sản, chm dứt hoạt động theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật vgiải th, phá sản thì đi với s thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải th, phá sản và quản lý thuế; đối với sthuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại sthuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.

Căn cứ Điều 41 Thông tư số 156/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động:

“Điều 41. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Quản lý thuếkhoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và của pháp luật vdoanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật v phá sản.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải th.

Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.

Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.

2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

a) Doanh nghiệp chm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cphần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.

b) Hộ gia đình, cá nhân chm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.

c) Tổ hợp tác chm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần nợ thuế còn lại do tổ trưởng thợp tác chịu trách nhiệm nộp.

d) Những người có trách nhiệm nộp thuế đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có quyn yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình theo quy định của pháp luật dân sự.”

Căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế và nghĩa vụ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

“1. Các trường hợp chm dứt hiệu lực mã sthuế

b) Đi với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.

3. Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chm dứt hiệu lực mã số thuế

[...]