Công văn 4131/BTP-BTNN năm 2022 hướng dẫn xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 4131/BTP-BTNN
Ngày ban hành 24/10/2022
Ngày có hiệu lực 24/10/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Văn Bốn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4131/BTP-BTNN
V/v xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong những năm qua, hoạt động phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các địa phương đã được thực hiện tương đối bài bản và đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước đưa công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc đi vào nền nếp. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số địa phương, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước chưa được thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nhà nước, hiện nay, đã có 13/63 tỉnh, thành phố đã ban hành quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Quy chế)1. Để giúp các địa phương xác định được những nội dung, cách thức trong việc xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước một cách có hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau đây:

1. Về nhu cầu, thẩm quyền và hình thức ban hành các quy định về việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước

1.1. Về nhu cầu ban hành

Căn cứ vào tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, trình UBND cấp tỉnh ban hành quy định về việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.

1.2. Về thẩm quyền và hình thức văn bản

Việc ban hành quy định về phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và có thể được ban hành dưới hình thức quy chế phối hợp, kế hoạch phối hợp, chương trình phối hợp hay các hình thức khác phù hợp tình hình địa phương và theo quy định của pháp luật.

2. Về nội dung phối hợp

Nội dung văn bản phối hợp chỉ nên tập trung quy định vào các nội dung cần phải có sự phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, các Sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan trong phối thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Nghị định số 68/2018/NĐ-CP), Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (Thông tư số 08/2019/TT-BTP), Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (Thông tư số 09/2019/TT-BTP) và phối hợp giữa cơ quan giải quyết bồi thường với các cơ quan có liên quan về xác minh thiệt hại, thương lượng bồi thường, chi trả tiền bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại. Theo đó, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước nên tập trung vào 02 nhóm nhiệm vụ:

2.1. Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước

(1) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước;

(2) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước;

(3) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước;

(4) Theo dõi công tác bồi thường nhà nước, bao gồm các nội dung:

- Lập danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ;

- Trách nhiệm gửi văn bản trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và xác định trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan quản lý nhà nước;

(5) Đôn đốc công tác bồi thường nhà nước;

(6) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước;

(7) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về việc thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi do mình quản lý;

(8) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật TNBTCNN năm 2017 mà không ra quyết định hủy;

(9) Báo cáo thống kê công tác bồi thường nhà nước.

2.2. Giải quyết yêu cầu bồi thường

(1) Xác minh thiệt hại;

(2) Thương lượng bồi thường;

(3) Chi trả tiền bồi thường;

(4) Xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Ngoài những nội dung cần phối hợp trong việc quản lý nhà nước và giải quyết bồi thường nêu trên, văn bản quy định phối hợp có thể thêm những nội dung khác như: Xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước; bố trí công chức đầu mối phụ trách công tác bồi thường nhà nước; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước...

[...]