Công văn 4092/BNN-HTQT triển khai giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn ODA do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 4092/BNN-HTQT |
Ngày ban hành | 09/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 09/12/2010 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Bùi Bá Bổng |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4092/BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phúc đáp công văn số 8211/BKH-KTĐN ngày 16/11/2010 về việc đề nghị báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn ODA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:
1. Đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật:
Nhìn chung các dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại không vướng mắc về vấn đề giải ngân. Chỉ một vài dự án xin kéo dài thời gian thực hiện nhưng không bổ sung kinh phí để hoàn thiện giai đoạn kết thúc dự án và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo khi nhà tài trợ thấy hiệu quả của dự án và quyết định tiếp tục mở rộng dự án cụ thể như dự án “Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi ở vùng Miền núi phía Bắc Việt Nam” do Thụy Sỹ tài trợ và dự án “Nâng cao năng lực chăn nuôi bò sữa tại các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ tại Việt Nam” do JICA tài trợ.
2. Một số Dự án vốn vay ODA có chậm về giải ngân:
1) Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết vay vốn của Chính phủ Nhật Bản.
+ Hiệp định tín dụng cho giai đoạn xây dựng ký ngày 31/3/2006. Ngày có hiệu lực: 16/8/2006. Ngày hoàn thành theo Hiệp định: 31/12/2012.
+ Tổng số vốn vay: 4.874.000.000 Yên Nhật (tương đương 682,36 tỷ đồng hay 45,85 triệu USD)
+ Thanh toán/giải ngân:
Lũy kế toàn dự án đến 18/10/2010, giải ngân phần vốn vay đạt 232,8 tỷ đồng, tương đương 28,6% tổng số vốn vay theo Hiệp định. Tình hình giải ngân theo năm như sau:
Năm |
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Tổng |
Giải ngân thực tế (tỷ VNĐ) |
7,3 |
141,2 |
84,3 |
232,8 |
Yêu cầu Hiệp định (tỷ VNĐ) |
246,2 |
330,6 |
210,6 |
787,4 |
2) Dự án Cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm vay vốn của Ngân hàng Thế giới.
+ Phê duyệt dự án theo Quyết định số: 2305/QĐ-BNN-HTQT ngày 17/8/2009. Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ 2010-2015.
+ Tổng số vốn vay là: 80 triệu USD,
+ Thanh toán giải ngân: hiện nay mới giải ngân được 9.000 USD (khoảng 1%) do năm đầu thực hiện dự án thường triển khai chậm.
3) Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện sinh kế vùng Tây Nguyên – FLITCH, vay vốn ADB.
+ Hiệp định ký ngày 7/12/2006. Thời gian thực hiện từ 2007 – 31/12/2014.
+ Tổng vốn đầu tư 91,26 triệu USD.
+ Thanh toán giải ngân: Đến 30/9/2010 dự án mới giải ngân được khoảng 14% so với khoảng 45% thời gian thực hiện dự án trong đó chủ yếu là giải ngân vốn đối ứng (24,5%) và vốn tư vấn (29%).
3. Những tồn tại và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án:
Chủ yếu là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng để thi công cho các gói thầu hiện nay vẫn rất khó khăn. Do không đủ mặt bằng thi công nên khối lượng thực hiện, nghiệm thu, thanh toán của các gói thầu đạt thấp, không đáp ứng tiến độ chung của dự án.
Đối với dự án trồng rừng thì vướng mắc chủ yếu liên quan đến các thủ tục cấp đất trồng rừng.
4. Đề xuất kiến nghị:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm việc với các cơ quan liên quan sớm hoàn thành các thủ tục gia hạn cho dự án đối với các dự án mà Hiệp định vay đã hết hiệu lực.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình với các Cơ quan tổng hợp Nhà nước bố trí đủ vốn ODA và vốn đối ứng cho kế hoạch năm 2011.
Công tác đền bù – giải phóng mặt bằng cần được đẩy nhanh để đáp ứng tiến độ thi công các hợp đồng xây lắp của dự án, trong đó yếu tố quyết định là sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Tỉnh.
Ưu tiên đền bù cho các gói thầu đã ký hợp đồng thi công. Các Ban Quản lý dự án cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của địa phương để đẩy nhanh công tác đền bù – giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các gói thầu xây lắp do Ban Quản lý dự án được giao quản lý thực hiện.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ đầu tư) và các Ban Quản lý dự án tỉnh đẩy nhanh đấu thầu các gói thầu để đẩy nhanh tiến độ trao thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán/giải ngân của dự án, đảm bảo dự án kết thúc theo đúng thời gian quy định trong Hiệp định vay.