BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 405/BGDĐT-TTr
V/v Hướng dẫn thanh tra thi
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2007
|
Kính
gửi:
|
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.
|
Trong những năm qua, việc tổ chức
các kỳ thi theo quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhiều
tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng vi phạm quy chế, làm ảnh hưởng đến chất
lượng kỳ thi. Để khắc phục và tiến tới chấm dứt cơ bản tình trạng trên, cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có giải pháp tăng cường hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát (sau đây gọi chung là thanh tra). Đồng thời để giúp các
Đoàn thanh tra và cán bộ thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ, Bộ GD&ĐT hướng dẫn
chi tiết việc thực hiện Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi
ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ GD&ĐT.
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Mục đích, yêu cầu của thanh
tra thi
1.1. Mục đích
Hoạt động thanh tra thi nhằm chủ
động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, đồng thời giúp các cơ
quan quản lý, chỉ đạo thu thập thông tin chính xác, kịp thời để đề ra giải pháp
khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó với mọi tình huống bất thường có thể xẩy
ra, bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
1.2. Yêu cầu
Hoạt động thanh tra thi phải bảo
đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; đúng nội
dung, đối tượng ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động
bình thường của đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi.
2. Hình thức, tổ chức thanh
tra thi
2.1. Hình thức thanh tra
Thanh tra thi được tiến hành bởi
các Đoàn thanh tra hoặc cán bộ thanh tra (sau đây gọi chung là Đoàn thanh tra)
và theo hai hình thức: thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột
xuất.
2.2. Tổ chức thanh tra thi
Đoàn thanh tra gồm có Trưởng
đoàn và các thành viên. Trong trường hợp cần thiết có thêm Phó Trưởng đoàn để
giúp Trưởng đoàn tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của
Đoàn thanh tra
3.1. Quyền hạn và trách
nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra
Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng
đoàn thanh tra thi thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều
12 của Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi ban hành theo Quyết
định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ GD&ĐT.
3.2. Quyền hạn và trách
nhiệm của cán bộ thanh tra
Quyền hạn và trách nhiệm của cán
bộ thanh tra thi thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 11 của
Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi ban hành theo Quyết định
số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ GD&ĐT.
4. Thời gian và địa điểm làm
việc của Đoàn thanh tra thi
- Thời gian thanh tra thi thực
hiện theo quyết định thanh tra do cấp có thẩm quyền ký ban hành.
- Trong thời gian thanh tra thi,
Đoàn thanh tra trực tiếp làm việc tại địa điểm đặt ban chỉ đạo thi hoặc tại nơi
tổ chức hội đồng thi.
B. NỘI DUNG THANH TRA
Hoạt động thanh tra các kỳ thi
được tiến hành theo quy định tại văn bản “Quy định về tổ chức và hoạt động
thanh tra các kỳ thi ” ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
1. Thanh tra thi
1.1. Thanh tra công tác
chuẩn bị thi
Nhiệm vụ trọng tâm là thanh tra
phương án tổ chức kỳ thi, các văn bản chỉ đạo thi, hồ sơ thi; việc chuẩn bị cơ
sở vật chất, kinh phí; việc bảo đảm bí mật, an toàn của đề thi; việc bố trí lực
lượng tham gia kỳ thi và các công tác khác có liên quan.
a) Thanh tra công tác tổ chức,
chỉ đạo kỳ thi
- Kiểm tra phương án tổ chức kỳ
thi.
- Kiểm tra các văn bản chỉ đạo kỳ
thi, hồ sơ thi.
- Kiểm tra việc phối hợp với các
cơ quan để bảo vệ, phục vụ kỳ thi.
- Kiểm tra phương án bố trí lực
lượng làm nhiệm vụ coi thi, giám sát phòng thi, lực lượng bảo vệ, nhân viên y tế,
phục vụ.
b) Thanh tra việc đảm bảo an
toàn cho kỳ thi.
- Kiểm tra lịch thi, giờ thi từng
môn (các hội đồng sử dụng đề thi chung phải áp dụng thống nhất lịch thi, giờ
thi theo quy định của Bộ GD&ĐT).
- Kiểm tra điều kiện đảm bảo an
toàn cho các địa điểm ra đề thi, sao in đề thi; bảo quản, vận chuyển và giao nhận
đề thi, bài thi; việc thực hiện quy định đối với các cơ sở sao in đề thi chung
của Bộ GD&ĐT.
- Kiểm tra các hội đồng thi, điểm
thi về điều kiện đảm bảo an ninh cho kỳ thi.
- Kiểm tra phương án, phương tiện
thông tin liên lạc giữa các cơ quan chỉ đạo cấp trên với các địa phương, các hội
đồng thi và giữa hội đồng thi với các điểm thi để phục vụ yêu cầu chỉ đạo thông
suốt trong mọi tình huống khi tiến hành kỳ thi.
c) Thanh tra việc chuẩn bị cơ
sở vật chất và kinh phí
- Kiểm tra phòng thi, bàn ghế,
ánh sáng, bố trí phòng thi để đảm bảo quy định về số lượng thí sinh trong phòng
thi và khoảng cách giữa 2 thí sinh.
- Kiểm tra việc thu lệ phí thi
theo quy định chung.
Kết thúc thanh tra công tác chuẩn
bị thi, Đoàn thanh tra phải dự thảo, thông qua Hội đồng thi hoặc địa phương tổ
chức kỳ thi báo cáo (mẫu 1) và biên bản (mẫu 2) kết quả thanh tra công tác chuẩn
bị thi .
1.2. Thanh tra công tác
coi thi
Thanh tra công tác coi thi gồm một
số công việc chủ yếu sau đây:
a) Thanh tra hoạt động của hội
đồng coi thi
- Kiểm tra các quyết định về hội
đồng coi thi; phương án phân công cán bộ coi thi hoặc giám thị (sau đây gọi
chung là cán bộ coi thi), cán bộ giám sát phòng thi hoặc giám thị hành lang
(sau đây gọi chung là cán bộ giám sát phòng thi), công an và nhân viên bảo vệ,
phục vụ theo yêu cầu bảo đảm tính khách quan, bí mật, đúng quy định.
- Kiểm tra việc chuẩn bị sẵn các
mẫu biên bản cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi.
- Giám sát việc thực hiện quy định
về môn thi, giờ thi; giao đề thi, bảo quản và mở bì đựng đề thi; phương án xử
lý tình huống bất thường về đề thi.
- Kiểm tra danh sách thí sinh của
mỗi phòng thi và phương án đánh số báo danh trong từng buổi thi theo quy định.
- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện
chức trách, nhiệm vụ của các thành viên hội đồng (ban) coi thi, nhân viên bảo vệ,
phục vụ kỳ thi.
b) Thanh tra việc bảo đảm an
toàn cho kỳ thi
- Giám sát việc gọi thí sinh vào
phòng thi và việc thực hiện yêu cầu tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng
thi các tài liệu, vật dụng, phương tiện đã bị cấm theo quy định của quy chế.
- Giám sát, đôn đốc cán bộ coi
thi thực hiện nghiêm quy định về ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi và giấy nháp
của thí sinh.
- Giám sát, đôn đốc cán bộ coi
thi, cán bộ giám sát phòng thi ngăn chặn, xử lý kịp thời thí sinh vi phạm quy
chế.
- Giám sát việc tuân thủ quy chế
thi của thí sinh. Khi phát hiện thí sinh vi phạm quy chế thi cần yêu cầu cán bộ
coi thi hoặc cán bộ giám sát phòng thi lập biên bản xử lý và ghi nhận lại yêu cầu
này bằng Biên bản ghi nhớ (mẫu 4). Trong trường hợp yêu cầu đó không được thực
hiện hoặc thực hiện không đúng theo quy định của quy chế thi thì Đoàn thanh tra
trực tiếp lập biên bản ghi nhớ (mẫu 5).
c) Thanh tra việc kết thúc buổi
thi
- Giám sát cán bộ coi thi thực
hiện đúng quy định về việc ngừng làm bài và thu bài thi khi hết giờ thi.
- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện
đúng quy định về bàn giao bài thi sau mỗi môn thi, thực hiện quy định về ký và
dán niêm phong túi đựng bài thi.
- Kiểm tra việc xử lý cán bộ,
nhân viên và thí sinh vi phạm quy chế. Cuối mỗi buổi thi, Đoàn thanh tra cần kiểm
tra lại biên bản ghi nhớ các trường hợp vi phạm quy chế. Những trường hợp vi phạm
quy chế nhưng chưa được lập biên bản xử lý kỷ luật hoặc xử lý kỷ luật không
đúng quy định của quy chế, cán bộ thanh tra lập biên bản ghi nhớ các vấn đề cần
được khắc phục (mẫu 3).
Kết thúc thanh tra công tác coi
thi, Đoàn thanh tra phải dự thảo, thông qua Hội đồng thi hoặc địa phương tổ chức
kỳ thi báo cáo kết quả thanh tra công tác coi thi (mẫu 1) và biên bản thanh tra
công tác coi thi (mẫu 2).
1.3. Thanh tra công tác chấm
thi
Thanh tra chấm thi cần tập trung
xem xét quy trình làm phách của hội đồng chấm thi hoặc ban chấm thi (sau đây gọi
chung là hội đồng chấm thi), việc bảo mật số phách của bài thi, việc xử lý các
biên bản do hội đồng coi thi hoặc ban coi thi đã lập; trực tiếp chấm thanh tra
một số bài thi để đánh giá chất lượng chấm thi.
a) Thanh tra công tác chuẩn bị
chấm thi
- Kiểm tra việc chỉ đạo chấm
thi, làm phách và việc lập biểu mẫu chấm thi, các biên bản (hoặc sổ theo dõi)
bàn giao bài thi giữa Ban thư ký và Tổ trưởng hoặc Trưởng môn chấm (sau đây gọi
chung là trưởng môn chấm), giữa Trưởng môn chấm với cán bộ chấm thi hoặc giám
khảo (sau đây gọi chung là cán bộ chấm thi), phiếu chấm thi và biên bản chấm
thi; in sổ điểm và phiếu báo điểm cho thí sinh và việc chấp hành các quy định về
bảo mật các tài liệu, hồ sơ của kỳ thi.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định
về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ chấm thi và thủ tục mời người ngoài cơ
sở đến chấm thi (nếu có).
- Kiểm tra việc thực hiện quy định
về ký hợp đồng chấm thi (nếu có).
- Kiểm tra việc xử lý kết quả
thi của thí sinh vi phạm quy chế thi qua các biên bản đã lập khi coi thi.
b) Thanh tra chấm thi
- Kiểm tra việc tổ chức thảo luận
đáp án, thang điểm, chấm tập thể (chấm chung) một số bài thi và quy trình giao
nhận bài thi.
- Kiểm tra công việc của cán bộ
chấm thi trên bài thi theo quy định; việc phát hiện và xử lý các bài thi có dấu
hiệu vi phạm quy chế thi (bài có dấu hiệu đánh dấu như: viết 2 mầu mực, dùng
bút xoá, có nếp gấp hoặc dấu hiệu khác thường, dùng loại giấy khác...).
- Kiểm tra việc thực hiện bố trí
phòng chấm lần 1 và lần 2, quy trình chấm, việc thống nhất điểm, lập biên bản
chấm thi theo quy định của quy chế.
- Kiểm tra việc chấp hành các
quy định về ghi điểm và độ chính xác của việc ghi điểm vào phiếu chấm thi, biên
bản chấm thi.
Khi cần thiết, Đoàn thanh tra tiến
hành chấm một số bài đã chấm xong để đánh giá chất lượng chấm thi. Việc chấm
thanh tra phải thực hiện trên phiếu chấm riêng, không chấm trực tiếp vào bài
thi. Thời điểm chấm thanh tra có thể tiến hành đồng thời hay sau khi đã
kết thúc công tác chấm thi.
Việc kiến nghị với hội đồng chấm
thi xử lý những sai lệch phát hiện qua chấm thanh tra thực hiện theo quy định tại
các điểm a và b, khoản 2, Điều 10 của“Quy định về tổ chức và
hoạt động thanh tra các kỳ thi” ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 16/10/2006 của Bộ GD&ĐT. Nếu kiến nghị đó không được đối tượng thanh
tra chấp nhận thì thực hiện theo khoản 2, Điều 12 của Quy định
nói trên.
Kết thúc thanh tra công tác chấm
thi, Đoàn thanh tra phải dự thảo, thông qua Hội đồng chấm thi hoặc địa phương tổ
chức kỳ thi báo cáo kết quả thanh tra chấm thi (mẫu 6) và biên bản thanh tra chấm
thi (mẫu 7).
1.4. Thanh tra việc chấm lại
(phúc khảo) và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi
Thanh tra việc chấm lại, xét trúng
tuyển và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi bao gồm:
- Kiểm tra việc bố trí người chấm
lại và điều hành chấm lại;
- Kiểm tra việc thực hiện quy định
về chấm lại thể hiện trên từng bài thi, độ chính xác của chấm lại, việc lập
biên bản đối thoại giữa các cặp chấm (nếu có) và danh sách thí sinh trúng tuyển,
tốt nghiệp do chấm lại;
- Kiểm tra việc giải quyết khiếu
nại và tố cáo liên quan đến kỳ thi;
- Thanh tra việc kiểm tra
kết quả thi của số thí sinh trúng tuyển, tính hợp pháp của tất cả các bài thi
và các loại công việc khác của khâu chấm thi theo quy định của quy chế.
2. Thanh tra xét tuyển, cử
tuyển, xét tốt nghiệp
2.1. Thanh tra xét tuyển
a) Xét tuyển vào đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
- Thanh tra xét tuyển vào đại học,
cao đẳng bao gồm thanh tra việc thực hiện quy định về xét tuyển, kiểm tra kết
quả thi của số thí sinh trúng tuyển do xét tuyển từ kết quả thi của các hội đồng
thi khác; việc tuyển thẳng (nếu có).
-Thanh tra xét tuyển vào trung cấp
chuyên nghiệp bao gồm thanh tra việc thực hiện quy định về xét tuyển theo quy
chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện hành, việc thực hiện chỉ tiêu tuyển
sinh.
Kết thúc thanh tra công tác xét
tuyển, Đoàn thanh tra phải thông qua Hội đồng tuyển sinh dự thảo biên bản thanh
tra.
b) Xét tuyển vào dự bị đại học
Thanh tra xét tuyển vào dự bị đại
học được thực hiện theo quy chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại
học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học
sinh hệ dự bị đại học, hiện hành, bao gồm:
- Thanh tra về đối tượng và điều
kiện tuyển chọn vào học dự bị đại học hoặc học tại trường dự bị đại học dân tộc,
trường dự bị đại học;
- Thanh tra về thủ tục và hồ sơ
trúng tuyển;
- Thanh tra việc thực hiên chỉ
tiêu và quy trình tuyển chọn;
- Thanh tra việc xét tuyển vào đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với học sinh đã kết thúc học dự bị đại
học.
2.2. Thanh tra cử tuyển
Thanh tra cử tuyển vào đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP
ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục
trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
- Thanh tra đối tượng và tiêu
chuẩn được hưởng chế độ cử tuyển;
- Thanh tra việc thực hiện quy
trình tổ chức cử tuyển, việc thực hiện chỉ tiêu cử tuyển được giao.
2.3. Thanh tra xét tốt
nghiệp, tuyển sinh vào trung học
a) Thanh tra xét tốt nghiệp
trung học cơ sở
Thanh tra xét tốt nghiệp trung học
cơ sở thực hiện theo quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở hiện
hành, bao gồm:
- Kiểm tra điều kiện dự xét tốt
nghiệp;
- Kiểm tra hồ sơ dự xét tốt nghiệp;
- Kiểm tra điều kiện và tiêu chuẩn
công nhận tốt nghiệp;
- Kiểm tra việc xếp loại tốt
nghiệp;
- Kiểm tra quy trình, thủ tục xét
công nhận tốt nghiệp.
b) Thanh tra tuyển sinh trung
học cơ sở, trung học phổ thông
Thanh tra tuyển sinh trung học
cơ sở, trung học phổ thông thực hiện theo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và
trung học phổ thông hiện hành, bao gồm:
- Kiểm tra đối tượng dự tuyển, điều
kiện dự tuyển;
- Kiểm tra hồ sơ dự tuyển;
- Kiểm tra việc thực hiện quy định
về phương thức tuyển sinh;
- Kiểm tra việc xét trúng tuyển
và sắp xếp học sinh vào các ban, lớp.
Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh
tra phải dự thảo, thông qua địa phương hoặc Hội đồng xét tuyển báo cáo kết quả
thanh tra xét tuyển và biên bản thanh tra xét tuyển.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của cấp quản
lý giáo dục
Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh, cơ
quan chủ quản và các cơ sở giáo dục đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp
có trách nhiệm thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra thi tại các địa
phương, các hội đồng thi theo quy định tại Điều 8 của Quy định về
tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 16/10/2006 của Bộ GD&ĐT.
2. Trách nhiệm của Đoàn thanh
tra thi
2.1. Công việc chung của
Đoàn thanh tra
Đoàn (cán bộ) thanh tra trực tiếp
kiểm tra các khâu của kỳ thi, giám sát việc thực hiện quy định của quy chế đối
với cán bộ, nhân viên phục vụ kỳ thi và thí sinh. Nếu phát hiện sai sót hoặc
hành vi vi phạm quy chế, phải xử lý nghiêm theo chức trách được giao, kiến nghị
với người có thẩm quyền thông qua các biên bản sau đây:
- Biên bản về thanh tra công tác
chuẩn bị thi (mẫu 2).
- Biên bản ghi nhớ về các vấn đề
cần khắc phục (mẫu 3).
- Biên bản ghi nhớ về việc yêu cầu
xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi (mẫu 4).
- Biên bản ghi nhớ về việc yêu cầu
xử lý cán bộ, nhân viên phục vụ vi phạm quy chế thi (mẫu 5).
- Biên bản thanh tra coi thi (mẫu
2)
Kết thúc đợt thanh tra, các Đoàn
thanh tra báo cáo kết quả thanh tra coi thi (mẫu 1), kết quả thanh tra chấm thi
(mẫu 6), kết quả thanh tra xét tuyển (mẫu 9) với cơ quan ra quyết định thanh
tra.
2.2. Lề lối làm việc của
Đoàn thanh tra
- Đoàn thanh tra có trách nhiệm
kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị các đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật và quy chế thi. Trong trường hợp đối tượng thanh tra
cố tình không thực hiện kiến nghị đó thì lập Biên bản ghi nhớ (mẫu 3) để báo
cáo với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Đoàn thanh tra không điều hành
thay chức trách của hội đồng thi. Khi phát hiện vấn đề cần giải quyết thì kiến
nghị với người có trách nhiệm bằng Biên bản ghi nhớ (mẫu 3).
- Cán bộ thanh tra phải tuyệt đối
tuân thủ nguyên tắc bảo mật của kỳ thi; khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm
quyền, không tự ý vào khu vực cách ly làm đề thi, sao in đề thi, làm phách bài
thi; không được yêu cầu người khác cung cấp tài liệu mật của kỳ thi; không tuỳ
tiện phát ngôn, đánh giá, nhận xét, đưa tin làm nhiễu loạn thông tin, gây trở
ngại cho công tác điều hành của hội đồng thi và công tác chỉ đạo của cấp trên..
- Trong suốt thời gian thanh tra
(đã ghi trong quyết định), cán bộ thanh tra phải có mặt tại nơi công tác, nếu vắng
mặt, phải báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra hoặc cơ quan cử đi thanh tra. Khi gặp
tình huống bất thường phải thông tin, báo cáo theo quy định và liên hệ ngay với
Trưởng đoàn thanh tra hoặc hội đồng chỉ đạo thi của địa phương (nếu đi riêng một
người) để được chỉ đạo giải quyết.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Ngoài các báo cáo đột xuất (nếu
có), khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải gửi báo cáo kết luận thanh tra
cho cơ quan ra quyết định thanh tra. Khi có tình huống đặc biệt, dù đã thống nhất
hay chhưa thống nhất biện pháp giải quyết cũng phải báo ngay về Ban chỉ đạo thi
cấp trên bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.
Đoàn thanh tra phải chịu
trách nhiệm về nội dung báo cáo cũng như việc không báo cáo hoặc báo cáo không
đầy đủ, không chính xác, không kịp thời về các tình huống xảy ra tại nơi đến
thanh tra, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo chung.
4. Điều kiện bảo đảm hoạt động
của Đoàn thanh tra
Các đơn vị có cán
bộ tham gia công tác thanh tra thi chịu trách nhiệm chi trả công tác phí, cung cấp
phương tiện đi lại cho Đoàn thanh tra đến nơi công tác. Cơ sở nơi Đoàn thanh
tra đến công tác chịu trách nhiệm chi trả các khoản bồi dưỡng thanh tra thi
theo quy định hiện hành, cung cấp phương tiện đi lại (nếu cần), bảo đảm điều kiện
làm việc, thông tin liên lạc cho Đoàn thanh tra.
Trên đây là hướng
dẫn thanh tra các kỳ thi theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình thực hiện
nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ GD&ĐT (qua Thanh tra) để kịp thời
xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng (để b/cáo);
- Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố;
- Các Vụ: PC, ĐH&SĐH, GDTrH, GDTX, GDCN, Cục KT-KĐCLGD;
- Lưu: VT, TTr.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH THANH TRA
Nguyễn Văn Trang
|