Công văn 3397/TCHQ-TXNK năm 2019 về xử lý thu hồi nợ do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 3397/TCHQ-TXNK
Ngày ban hành 30/05/2019
Ngày có hiệu lực 30/05/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3397/TCHQ-TXNK
V/v xử lý thu hồi nợ

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 346/HQHCM-TXNK ngày 19/2/2019 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc cưỡng chế cá nhân chủ sở hữu, về vấn đề này để thực hiện thống nhất, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Đối với doanh nghiệp nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt mà không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, cơ quan hải quan không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp để thu hồi nợ, qua xác minh xác định chủ sở hữu doanh nghiệp có tiền, tài sản và nguồn thu nhập thường xuyên:

Căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế: 3. Doanh nghiệp chm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”.

Căn cứ Luật doanh nghiệp số 68/2014/Q13 quy định trách nhiệm của các cá nhân đối với khoản nợ của doanh nghiệp theo từng loại hình như sau:

- Tại điểm b khoản 1 Điều 47 quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên: “b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi s vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này”.

- Tại khoản 1 Điều 73 quy định về công ty TNHH  thành viên: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi s vốn điều lệ của công ty”.

- Tại điểm c khoản 1 Điều 110 quy định về công ty cổ phần: c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;”

- Tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 172 quy định về công ty hp danh: “b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.

- Tại khoản 1 Điều 183 quy định về doanh nghiệp tư nhân: “1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 138 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 70 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định: “a) Doanh nghiệp chm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoc chủ sở hữu công ty; hi đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ”.

Theo quy định dẫn trên, việc xác định trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo từng loại hình như sau:

- Cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản nợ của công ty.

- Cá nhân góp vốn trong công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty trong phạm vi vn góp.

Trên cơ sở xác định trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp, cơ quan hải quan ban hành các quyết định hành chính thuế để xác định nghĩa vụ thanh toán nợ của doanh nghiệp đối với từng cá nhân nêu trên.

2. Về áp dụng các biện pháp cưỡng chế:

Các cá nhân nêu tại điểm 1 không chấp hành các quyết định hành chính thuế, thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 92, Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13. Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, Thông tư 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính.

3. Đối với doanh nghiệp nợ thuế đã giải thể, qua xác minh xác định chủ doanh nghiệp có tiền, tài sản và nguồn thu nhập thường xuyên:

- Trường hợp không thuộc doanh nghiệp nhà nước thì việc thu hi nợ đi với các cá nhân có liên quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 nêu trên.

- Trường hợp là doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn còn nợ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước phát sinh trước ngày 01/07/2007, đề nghị đơn vị căn cứ điểm b khoản 3 Điều 2 Luật số 21/2012/QH13, Điều 55 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và Thông tư 179/2013/TT-BTC để lập hồ sơ gửi về Tổng cục Hải quan xem xét xóa nợ theo quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế - BTC (để biết);
- Vụ Pháp chế - TCHQ (để biết);
- Lưu: VT, TXNK (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái