TỔNG
CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3335/CT-TTHT
V/v sử dụng hóa đơn điện tử
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2020
|
Kính
gửi: Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Tín Việt - AICA
- Chi nhánh Hà Nội
(Đ/c: Tầng 10 tòa nhà Charmvit Tower; 117 Trần Duy Hưng, Q. Cầu Giấy, TP Hà
Nội- MST: 0309440694-004)
Trả lời công văn số 2019/12/IMV đề
ngày 04/12/2019 của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Tín Việt - AICA - Chi
nhánh Hà Nội (sau đây gọi là Công ty) hỏi về việc sử dụng hóa đơn điện tử, Cục
Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ quy định:
+ Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 35 quy
định về hiệu lực thi hành như sau:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
…
3. Trong thời gian từ ngày 01
tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và
số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn
còn hiệu lực thi hành.”
- Căn cứ Thông tư số 68/2019/TT-BTC
ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
+ Tại Điều 26 quy định về hiệu lực
thi hành như sau:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
2. Từ ngày Thông tư này có kiệu lực
thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành
sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày
14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng
hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC
ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;
c) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày
31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);
…
e) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày
27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3
năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm
2014, Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính).
…ˮ
+ Tại Điều 27 quy định về xử lý chuyển
tiếp như sau:
“1. Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện
theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 36 của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP.
2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến
ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng,
tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số
119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn
điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại
Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân
kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014
và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số
04/2014/NĐ-CP.
…ˮ
Từ ngày 01/11/2018 đến ngày
31/10/2020, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo Công ty
chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì Công
ty vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP
ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó:
1. Về loại hóa đơn
- Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC
ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
+ Tại Khoản 1 Điều 86 quy định:
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công; máy móc,
thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc
hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số
187/2013/NĐ-CP;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh
nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh
nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt
Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp
khác tại Việt Nam.
…ˮ
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC
ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định.
+ Tại Khoản 58 Điều 1 quy định về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
“58. Khoản 3, 4, 5 Điều 86 được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ
sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều
16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa
doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế
quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán
hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp
cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa
đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.”
+ Tại Khoản 5 Điều 1 sửa đổi, bổ sung
Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định về hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan:
“1. Hồ sơ hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ
tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ
lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai
hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được
sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4
năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ
khai hải quan theo mẫu
HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ
có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người
bán: 01 bản chụp;
…ˮ
- Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC
ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính quy định:
+ Tại Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung
Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về
điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:
“1. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông
tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định
doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải
quan”
+ Tại Khoản 1 Điều 5 sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày
17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
như sau:
“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều
3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và
các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối
tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ
trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất
khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi
thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội
địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu
phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành
cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư này).
…ˮ
- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC
ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị
định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Điểm a Khoản 7 Điều 3 sửa đổi,
bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ
Tài chính quy định lập hóa đơn như sau:
“a) Sửa đổi, bổ sung điểm b
Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản
3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi
bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để
khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng,
trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ,
tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)...ˮ
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế
TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
- Trường hợp Công ty phát sinh hoạt
động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì khi xuất khẩu Công ty sử dụng loại
hóa đơn theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngay
20/04/2018 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp Công ty phát sinh hoạt
động xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Thông tư số
38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
thì Công ty sử dụng loại hóa đơn theo quy định tại Khoản 58 Điều 1 Thông tư số
39/2018/TT-BTC.
2. Về thời điểm lập hóa đơn điện tử
- Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư
39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ
“Điều
16. Lập hóa đơn
….
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập
hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng
hóa là thời điểm chuyển giao quyển sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng
dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền
trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền...ˮ
- Căn cứ Thông tư 32/2011/TT-BTC
ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng
hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Điều 6 quy định nội dung của
hoá đơn điện tử:
“Điều 6. Nội dung của hóa đơn điện
tử
1. Hóa đơn điện tử phải có các nội
dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,
ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số
thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC
của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị
tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
…
e) Chữ ký điện tử theo quy định của
pháp luật của người bán; ngày, tháng, năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử
theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị
kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng
Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên
phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn
chữ tiếng Việt. ...
Các nội dung quy định từ điểm b đến
điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất,
đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế
phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền,
người thụ hưởng dịch vụ...), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ...),
tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội dung thu tiền.
3. Một số trường hợp hóa đơn điện
tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng
của Bộ Tài chính.ˮ
+ Tại Điều 8 quy định lập hóa đơn điện
tử:
“Điều 8. Lập hóa đơn điện tử
1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết
lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông
tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình
thức lập hóa đơn điện tử:
- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ
chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần
mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ
chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn
điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo
và lập hóa đơn điện tử.
2. Gửi hóa đơn điện tử là việc
truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa,
dịch vụ.
…ˮ
- Thực hiện hướng dẫn tại công văn số
3371/TCT-CS ngày 26/8/2019 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về
hóa đơn điện tử.
Căn cứ các quy định trên, trường
hợp Công ty áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Thông tư
số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì thời điểm lập hóa đơn điện tử
khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16
Thông tư 39/2014/TT-BTC. Khi lập hóa đơn điện tử phải có đầy đủ các nội dung của
hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC.
3. Về xử lý hóa đơn điện tử đã lập
có sai sót
- Căn cứ Điều 17 Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ.
“Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa
giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên
và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập được
giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa,
dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các
liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị
đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch
vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).”
- Căn cứ Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày
14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa
đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 hướng
dẫn về xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập:
“1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã
lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa
đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai
thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người
bán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do
các bên tham gia đã thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục
vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn
điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, tiền hóa đơn
điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số..., ký hiệu, gửi
ngày tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi
cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã
kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn
bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời
người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng
hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng; tiền thuế giá trị gia tăng cho
hóa đơn điện tử số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh,
người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật
về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm
(-).ˮ
- Thực hiện hướng dẫn tại công văn số
3441/TCT-CS ngày 29/8/2019 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hóa đơn điện tử.
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế
TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
- Trường hợp
HĐĐT đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc
hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê
khai thuế, nếu phát hiện sai thì xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo
quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ
Tài chính.
- Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi
cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người
bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì xử lý HĐĐT đã lập
có sai sót theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
- Trường hợp người
mua không có chữ ký điện tử thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận bằng
giấy ghi rõ sai sót có chữ ký của người bán và người mua.
Trường hợp Công ty phát sinh vướng
mắc liên quan đến thủ tục hải quan thì đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan hải
quan để được hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện, trường
hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra - kiểm tra
số 8 - Cục Thuế TP Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty
TNHH Kiểm toán và tư vấn Tín Việt - AICA - Chi nhánh Hà Nội được biết và thực
hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng DTPC;
- Phòng TKT8;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT.
CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|