Công văn 3137/BNN-TY triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 3137/BNN-TY |
Ngày ban hành | 14/09/2012 |
Ngày có hiệu lực | 14/09/2012 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Diệp Kỉnh Tần |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3137/BNN-TY |
Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Từ đầu năm 2012 đến nay, dịch cúm gia cầm đã phát sinh tại 115 xã của 55 huyện thuộc 21 tỉnh, thành phố làm hơn 95 ngàn con gia cầm mắc bệnh, số chết và tiêu hủy là hơn 214 ngàn con. Theo thông báo của Bộ Y tế, trong 8 tháng đầu năm 2012, cả nước ghi nhận 4 ca nhiễm vi rút cúm A (H5N1) trong đó có 2 trường hợp tử vong. Theo kết quả giám sát vi rút cúm trên gia cầm năm 2012 của Cục Thú y, các ổ dịch chủ yếu do vi rút cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1 (nhóm A) gây nên; đặc biệt từ tháng 7/2012 trở lại đây, đã xuất hiện một nhóm vi rút mới thuộc nhánh 2.3.2.1 (nhóm C) và đã có những biến đổi nhất định, làm mắc bệnh và chết nhiều vịt, ngan. Nhóm vi rút này có thể mới xâm nhập vào Việt Nam. Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phù hợp để phòng bệnh cúm cho gia cầm do nhánh 2.3.2.1 này gây ra. Vì vậy, nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh trong thời gian tới là rất cao.
Để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan rộng, đe dọa tính mạng người dân và gây tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/7/2012, tăng cường công tác phòng chống dịch, trong đó triển khai ngay việc phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi” trong toàn quốc trong tháng 10/2012, cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG VỆ SINH TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG
1. Cơ sở chăn nuôi gia cầm
a) Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung:
- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.
- Tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, thức ăn,... trước khi ra/vào cơ sở.
b) Đối với chăn nuôi hộ gia đình:
- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia cầm; thu gom phân rác, độn chuồng để đốt hoặc chôn.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần.
- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện vận chuyển, lồng nhốt gia cầm sau mỗi lần vận chuyển gia cầm.
c) Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm:
- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy;
- Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở, ...
2. Cơ sở giết mổ gia cầm tập trung
- Nơi nhốt gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng.
- Phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ.
- Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.
3. Chợ buôn bán gia cầm sống ở khu vực nông thôn
- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, khu vực giết mổ gia cầm và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ.
- Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.
- Những quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ.
4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm
- Quét dọn, vệ sinh, phun tiêu độc một tuần một lần.
II. VỀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH, VỆ SINH TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG