Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 3114/BKHĐT-GSTĐĐT năm 2015 về Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 3114/BKHĐT-GSTĐĐT
Ngày ban hành 22/05/2015
Ngày có hiệu lực 22/05/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Bùi Quang Vinh
Lĩnh vực Đầu tư

B K HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3114/BKHĐT-GSTĐĐT
V/v Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, trên cơ sở báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (gọi chung là các cơ quan), Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 như sau:

1. Vtổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá tng th đu tư

Thực hiện các quy định hiện hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 9610/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 24/12/2014 đôn đốc các cơ quan gửi Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 theo quy định.

Căn cứ các báo cáo đã nhận được và kết quả kiểm tra công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư một số địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin tổng hợp một số nét chính về việc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 như sau:

1.1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Đến ngày 20/5/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 của 120/123 cơ quan, đạt 97,56%; trong đó: 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạt 100%); 32/32 cơ quan Bộ và tương đương (đạt 100%); 8/9 cơ quan thuộc Chính phủ (đạt 88,89%); 17/19 Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (đạt 89,47%) (năm 2013 có 114/123 cơ quan gửi báo cáo; năm 2012 có 119/123 cơ quan gửi báo cáo).

3 cơ quan chưa có Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm 2014, bao gồm: Đài tiếng nói Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

1.2. Đánh giá chung về nội dung báo cáo

Nhìn chung nội dung, chất lượng các Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 của các cơ quan gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư được cải thiện rõ rệt so với các năm trước, nội dung tương đối đầy đủ, phù hợp với quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010.

Các cơ quan gửi báo cáo đúng hạn, nội dung đề cập tương đối đy đủ các thông tin theo mẫu quy định, gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, báo cáo của một số cơ quan vẫn còn tình trạng sai sót, số liệu thiếu tính hợp lý. Báo cáo của một số cơ quan chưa đúng mẫu yêu cầu, nội dung chưa đầy đủ, thiếu phụ biu, phụ biểu được lập không theo mẫu quy định, thiếu số liệu, sai lỗi số học như các cơ quan: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nng, các tỉnh Bắc Kạn, Ninh Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Một số cơ quan không có biểu mẫu báo cáo: tỉnh Hà Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Đắk Lắc.

Một số cơ quan gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư quá chậm như: tỉnh Quảng Bình (gửi tới ngày 17/3), thành phố Đà Nng (ngày 16/3), tỉnh Kiên Giang (ngày 09/3), Tổng công ty Cà phê (ngày 06/3), Bộ Tư pháp (ngày 20/3), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (ngày 24/3), tỉnh Tiền Giang (ngày 27/3), tỉnh Cao Bằng (ngày 31/3), Bộ Khoa học và Công nghệ (ngày 01/4), Tòa án Nhân dân Tối cao (ngày 31/3). Trong khi, theo quy định của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP, thời hạn gửi báo cáo năm 2014 là trước ngày 20/01/2015.

Nguyên nhân chất lượng các báo cáo chưa đạt yêu cầu chủ yếu do bộ phận giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan, đơn vị chưa được kiện toàn; công tác giám sát, đánh giá đầu tư triển khai tại các cơ quan chưa được quan tâm, quán triệt đầy đủ, nhiều chủ đầu tư không báo cáo theo quy định, nên báo cáo tổng hợp của các Bộ, ngành và địa phương cũng không đủ các số liệu (theo báo cáo: tỉnh Lạng Sơn 24/49 chủ đầu tư không có báo cáo, tỉnh Lai Châu 14/29 chủ đầu tư không có báo cáo, tỉnh Thừa Thiên Huế 38/70 chủ đầu tư không có báo cáo, tỉnh Đk Nông 20/36 chủ đầu tư không có báo cáo, tỉnh Đồng Tháp 13/42 chủ đầu tư không có báo cáo,...).

Tình hình thực hiện chế độ báo cáo nêu trên đã hạn chế việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư chung của cả nước, tính chuẩn xác của các số liệu tổng hợp và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

2. Đánh giá tình hình thực hiện quản lý đầu tư

2.1. Tình hình xây dựng thể chế, hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Trong năm 2014, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực đầu tư và giám sát đầu tư:

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015;

- Luật Xây dựng s 50/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/7/2015.

Theo đó nhiều quy định trong lĩnh vực quản lý đầu tư đã được bổ sung và thay đổi trong năm 2015 nhằm phù hợp với thực tế phát triển và quản lý đầu tư trong thời gian tới. Hiện tại, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đang tích cực hoàn thiện dự thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành trong đó có Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư (thay thế Nghị định số 113/2009/NĐ-CP).

2.2. Tình hình quản lý Quy hoạch

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương s 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng dự thảo Luật Quy hoạch, đến hết năm 2014, đã hoàn thành:

- Báo cáo tổng kết công tác quy hoạch.

- Báo cáo rà soát các quy phạm pháp luật hiện hành về công tác quy hoạch.

- Báo cáo đánh giá tác động của Luật Quy hoạch.

- Báo cáo tổng kết kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch.

[...]