Công văn 2764/BGDĐT-GDTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2764/BGDĐT-GDTH
Ngày ban hành 02/05/2013
Ngày có hiệu lực 02/05/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Ngọc Định
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2764/BGDĐT-GDTH
V/v: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013

 

Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở giáo dục và Đào tạo

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE – VNEN) đã được triển khai thử nghiệm trên diện rộng từ năm học 2012 – 2013, tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) tập trung đổi mới hoạt động giáo dục và hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học. Sau một năm triển khai, các nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá Mô hình VNEN có nhiều ưu điểm và tính khả thi cao.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch thực hiện Mô hình VNEN năm học 2013 – 2014 như sau:

I. Kế hoạch triển khai Mô hình VNEN đối với các trường tiểu học thuộc Dự án:

1. Tổng kết đánh giá công tác thực hiện Mô hình VNEN năm học 2012 - 2013 (Những việc đã làm, Thuận lợi/ Khó khăn/ Ưu điểm/ Tồn tại/ Kiến nghị)

2. Rà soát, xây dựng số liệu chuẩn bị cho năm học 2013 – 2014.

TT

Số học sinh

Số tài liệu hiện có

Số tài liệu cần bổ sung

Tiếng Việt

Toán

TN -XH

Tiếng Việt

Toán

TN -XH

HĐ GD

KH

LS-ĐL

1

Lớp 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lớp 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lớp 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kế hoạch chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vào dịp hè; Kế hoạch dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục chuẩn bị tốt cho học sinh lên lớp 2 trong năm học 2014 – 2015.

II. Kế hoạch nhân rộng Mô hình VNEN

Căn cứ điều kiện và khả năng huy động ngân sách địa phương, xã hội hóa giáo dục, các trường lựa chọn những nội dung phù hợp với nguồn lực địa phương: Tổ chức, quản lí lớp học; Bố trí học tập theo nhóm tự quản; Thực hiện dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học các môn học, ở một môn hay một số các môn, ở một lớp hay một số các lớp ...

Tất cả các trường tiểu học đều có thể áp dụng Mô hình VNEN với các mức độ khác nhau trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, không gây khó khăn cho cha mẹ học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.

Các Sở GD&ĐT có kế hoạch nhân rộng mô hình cần xác định sớm quy mô, số lượng trường, lớp nhân rộng để có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, tài liệu học tập, đồ dùng dạy học,…

Dự án sẽ hỗ trợ kĩ thuật, in ấn tài liệu và phối hợp với địa phương tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí để triển khai nhân rộng mô hình.

Tài liệu học của học sinh do cha mẹ học sinh chi trả. Học sinh học theo tài liệu VNEN không phải mua sách giáo khoa đại trà.

Tại mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ ít nhất một trường tham gia Dự án VNEN. Vì vậy, các Sở GD&ĐT cần tổ chức hội thảo, đánh giá thực tế ngay tại các trường thí điểm này để từ đó có cơ sở thay đổi nhận thức cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể nhân rộng mô hình.

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT cung cấp số liệu để chuẩn bị kế hoạch cho năm học 2013 – 2014 (Ngoài số trường, lớp, học sinh thuộc Dự án) và đăng kí tài liệu học tập cho học sinh, cụ thể như sau :

TT

Số học sinh

Tiếng Việt

Toán

TN -XH

HĐGD

KH

LS-ĐL

1

Lớp 2

 

 

 

 

 

 

2

Lớp 3

 

 

 

 

 

 

3

Lớp 4

 

 

 

 

 

 

Báo cáo kế hoạch gửi về Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT số 49 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội trước ngày 30 tháng 5 năm 2013.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo liên hệ với Ông Trần Ngọc Khánh, ĐT 0912.180.642 hoặc Bà Nguyễn Hồng Hạnh, ĐT 0913.306.777 và 04.38681079.

Xin trân trọng cảm ơn.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- Lưu: VT, Vụ GDTH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC




Phạm Ngọc Định