UBND TỈNH BẾN TRE
SỞ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 266/SXD-XD
V/v hướng dẫn chấn chỉnh hoạt động khảo sát
lấy mẫu thí nghiệm và nghiệm thu kết cấu công trình xây dựng
|
Bến
Tre, ngày 03 tháng 06 năm 2013
|
Kính gửi:
|
- Các sở, ngành tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Các cơ sở quản lý phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Các đơn vị tư vấn xây dựng.
|
Việc kiểm tra hoạt động khảo sát lấy mẫu, thí
nghiệm và nghiệm thu công trình xây dựng trong thời gian qua nhìn chung các chủ
đầu tư, ban quản lý dự án có thuê các đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện. Tuy
nhiên, việc quản lý của chủ đầu tư, các đơn vị được chủ đầu tư thuê còn chưa
tuân thủ đầy đủ các quy định quản lý hiện hành.
Căn cứ Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008
của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011
của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị
quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục
hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013
của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công
văn số 2214/UBND-TCĐT về việc chấn chỉnh và hướng dẫn hoạt động khảo sát, lấy
mẫu thí nghiệm, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình
xây dựng.
Sở Xây dựng đề nghị các đơn vị tham gia hoạt động
xây dựng thực hiện nghiêm các quy định hiện hành trong hoạt động khảo sát, lấy
mẫu thí nghiệm, nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép , trong đó lưu ý
một số nội dung cơ bản sau đây:
1. Đối với công tác lấy mẫu:
Các cơ sở quản lý phòng thí nghiệm được công nhận
phải gửi bản sao quyết định công nhận và thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng
Bến Tre trước khi tiến hành hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Về quy trình lấy mẫu và ra kết quả thí nghiệm:
- Giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ thuật thi
công của nhà thầu thi công xây dựng cùng có mặt tại hiện trường để lấy mẫu vật
liệu xây dựng; đóng gói và niêm phong, đưa đến phòng thí nghiệm để xác định chỉ
tiêu, cơ lý của vật liệu trước khi đưa vào xây dựng công trình. Công tác lấy
mẫu phải lập thành biên bản tại hiện trường (nội dung biên bản tham khảo phụ
lục 1, 2 kèm theo công văn này).
- Đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép,
trong quá trình thi công, giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ thuật thi công
của nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường,
giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ thuật thi công của nhà thầu lập biên bản
và ký xác nhận trên tem và dán lên mẫu ngay sau khi đúc mẫu bê tông.
- Tiêu chuẩn lấy mẫu: đề nghị thực hiện theo tiêu
chuẩn TCVN 3105:1993: Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo
và bảo dưỡng mẫu thử.
- Các mẫu bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và
được bảo dưỡng ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993; Các mẫu thí nghiệm được lấy
theo từng tổ, mỗi tổ mẫu gồm 3 viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ
theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu chuẩn là 150mm
x 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4453:1995:
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm
thu, cụ thể như sau:
+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 bê
tông lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m3,
cứ 250m3 lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ ít
dưới 1000m3.
+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông
lấy 1 tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho một khối móng.
+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn
50m3: cứ 50m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 1 tổ
mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.
+ Đối với khung và các kết cấu móng (cột, dầm, bản,
vòm...): cứ 20m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 1 tổ mẫu nếu
khối lượng ít hơn 20m3.
+ Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường
nội bộ...): cứ 200m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê
tông ít hơn 200m3 vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.
+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ
500m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 500m3
vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.
- Phải thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước
và sau khi thí nghiệm theo yêu cầu của mỗi phương pháp thử.
- Phiếu kết quả thí nghiệm phải có các thông tin và
nội dung cơ bản sau:
+ Tên cơ sở quản lý phòng thí nghiệm;
+ Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD
(ghi theo quyết định công nhận);
+ Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của đơn
vị yêu cầu thí nghiệm;
+ Tên dự án/công trình/hạng mục công trình được
khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự
kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất thì ghi rõ mục đích thí nghiệm;
+ Tên cán bộ giám sát của chủ đầu tư trong quá
trình lấy mẫu, thí nghiệm;
+ Loại mẫu thí nghiệm;
+ Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm;
+ Kết quả thí nghiệm;
+ Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm;
+ Chữ ký của: nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng
thí nghiệm;
+ Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân
của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.
- Hồ sơ ghi chép kết quả trong quá trình thí
nghiệm, phiếu nhận mẫu và phiếu kết quả thí nghiệm phải được bảo quản và lưu
giữ ít nhất là 5 năm.
- Yêu cầu phải có hợp đồng của đơn vị yêu cầu thí
nghiệm và cơ sở quản lý phòng thí nghiệm trước khi tiến hành tổ chức thực hiện
theo quy trình. Các kết quả thí nghiệm phải gửi cho đơn vị yêu cầu thí nghiệm
và thông báo kết quả đó đến Sở Xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án, tư
vấn giám sát để theo dõi quản lý (kể cả kết quả đạt hay không đạt so với hồ sơ
thiết kế).
2. Đối với công tác nghiệm thu kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép:
Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường
và phải có đầy đủ các hồ sơ sau:
- Chất lượng công tác cốt thép (biên bản nghiệm thu
trước lúc đổ bê tông);
- Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và
quan sát bằng mắt tại hiện trường);
- Kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu, các
chi tiết đặt sẵn, khe co giãn so với thiết kế;
- Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu;
- Các bản vẽ cho phép thay đổi các chi tiết và các
bộ phận trong thiết kế;
- Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các
mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng các loại vật liệu khác nếu có;
- Các biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha trước
khi đổ bê tông;
- Các biên bản nghiệm thu nền móng;
- Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ
phận kết cấu;
- Sổ nhật ký thi công.
Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản giữa
giám sát thi công của chủ đầu tư và phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu
thi công. Biên bản phải có kết luận chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu,
trường hợp không chấp nhận nghiệm thu phải ghi cụ thể trong biên bản:
- Những công việc cần làm lại;
- Những sai sót, hư hỏng cần sửa lại;
- Thời gian làm lại, sửa lại;
- Ngày nghiệm thu lại.
3. Giao cho Chánh thanh tra chuyên ngành xây dựng
chủ trì phối hợp Chánh thanh tra các Sở, thanh tra Ủy ban nhân dân huyện có đầu
tư xây dựng công trình tổ chức thanh tra, kiểm tra theo các nội dung quy định
hiện hành và nội dung văn bản này.
Công văn này thay thế Công văn số 210/SXD-KTXD ngày
16/6/2010 của Sở Xây dựng về việc chấn chỉnh hoạt động khảo sát lấy mẫu thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh (báo cáo);
- GĐ, PGĐ-Sở XD;
- Phòng Ttra-Sở XD;
- Ban QLDACNXD;
- Trung tâm TVKĐXD;
- Website Sở XD;
- Lưu: VT, XD, nhc.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bùi Trang Thuận
|
PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm
theo Công văn số 266/SXD-XD ngày 03/6/2013 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn
chấn chỉnh hoạt động khảo sát lấy mẫu thí nghiệm và nghiệm thu kết cấu công
trình xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
………, ngày … tháng
… năm …
BIÊN BẢN LẤY MẪU
THÉP
Tên công
trình:...........................................................................................................
Hạng
mục:..................................................................................................................
Hôm nay tại công trình, chúng tôi gồm có:
Bên A (giám sát thi công của chủ đầu tư):
Ông.........................................................
Bên B (kỹ thuật thi công trực tiếp):
Ông.....................................................................
Cùng nhau tiến hành lấy mẫu thép tại hiện trường để
kiểm tra tính chất cơ lý.
Mẫu thép được lấy như sau: (mỗi chủng loại lấy 3
mẫu)
Số TT
|
Loại thép
|
Nơi sản xuất
|
Khối lượng thép
|
Đường kính thép
|
Chiều dài mẫu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM SÁT THI
CÔNG XÂY DỰNG
(ký, ghi rõ họ tên)
|
KỸ THUẬT THI
CÔNG TRỰC TIẾP
(ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 2
(Ban hành kèm
theo Công văn số 266/SXD-XD ngày 03/6/2013 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn
chấn chỉnh hoạt động khảo sát lấy mẫu thí nghiệm và nghiệm thu kết cấu công
trình xây dựng)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
………, ngày … tháng
… năm …
BIÊN BẢN LẤY MẪU
BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG
Tên công trình:............................................................................................................
Hạng
mục:...................................................................................................................
Cấu kiện, vị trí:............................................................................................................
Hôm nay, tại công trình đang thi công, đại diện
chúng tôi gồm:
Bên A (giám sát thi công của chủ đầu tư):
Ông..........................................................
Bên B (kỹ thuật thi công trực tiếp):
Ông......................................................................
Cùng nhau tiến hành lấy mẫu bê tông trực tiếp tại
hiện trường để kiểm tra:
- Số lượng mẫu: ……………………………. - Kích thước
mẫu:....................................
- Thành phần cốt
liệu:...................................................................................................
+ Xi
măng:....................................................................................................................
+
Cát:...........................................................................................................................
+
Đá:............................................................................................................................
- Cấp độ bền bê tông thiết
kế:.....................................................................................
GIÁM SÁT THI
CÔNG XÂY DỰNG
(ký, ghi rõ họ tên)
|
KỸ THUẬT THI
CÔNG TRỰC TIẾP
(ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm
theo Công văn số 266/SXD-XD ngày 03/6/2013 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn
chấn chỉnh hoạt động khảo sát lấy mẫu thí nghiệm và nghiệm thu kết cấu công
trình xây dựng)
MẪU TEM DÁN LÊN
MẪU BÊ TÔNG ĐỔ TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CƯỜNG ĐỘ
MẪU BÊ TÔNG
HIỆN TRƯỜNG
Công
trình:....................................................................................................................
Hạng
mục:....................................................................................................................
Cấu kiện, vị
trí:..............................................................................................................
Mẫu: (1/3)
Ngày lấy mẫu: ngày…..tháng…….năm……
GIÁM SÁT THI
CÔNG XÂY DỰNG
(ký, ghi rõ họ tên)
|
KỸ THUẬT THI
CÔNG TRỰC TIẾP
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|