BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2339/BKHĐT-TCTT
V/v báo cáo kết quả thực hiện các Chương
trình MTQG giai đoạn 2006-2010 và đề xuất Danh mục Chương trình giai đoạn
2011-2015
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011
|
Kính
gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan Trung ương
Thực hiện Nghị
quyết số 52/2010/QH12 ngày 10/11/2010 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà
nước năm 2011, trong đó yêu cầu "trong năm 2011, Chính phủ tổng tổng
kết toàn diện các Chương trình mục tiêu quốc gia; xác định rõ mục tiêu, phạm
vi, đối tượng theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý, điều
hành các Chương trình mục tiêu quốc gia cho cả thời kỳ 2011-2015 trình Quốc hội
xem xét, quyết định"; căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày
04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày
20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu
quốc gia năm 2011; để chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch năm
2011 và tiếp tục rà soát Danh mục các Chương trình giai đoạn 2011-2015 trình
Chính phủ báo cáo Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị:
1. Cơ quan thực
hiện Chương trình MTQG ở Trung ương tổng kết toàn diện kết quả thực hiện các
Chương trình MTQG được giao thực hiện trong giai đoạn 2006-2010, triển khai kế
hoạch năm 2011 và đề xuất thực hiện đến năm 2015, báo cáo Cơ quan quản lý
Chương trình MTQG.
2. Các Cơ quan
quản lý Chương trình MTQG trong giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 (phụ lục 5, phụ
lục 6) tổng kết toàn diện và báo cáo về kết quả thực hiện các Chương trình MTQG
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý giai đoạn 2006-2010, triển khai kế hoạch năm 2011
theo nội dung yêu cầu và mẫu biểu kèm theo công văn này.
3. Các Cơ quan
quản lý Chương trình MTQG năm 2011 (phụ lục 6) hoàn chỉnh nội dung đề xuất các
Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, lập báo
cáo theo nội dung yêu cầu và mẫu biểu kèm theo công văn này trên nguyên tắc xác
định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn
đầu mối quản lý điều hành các Chương trình MTQG trong giai đoạn 2011-2015.
Để kịp thời gian
tổng hợp báo cáo trình Chính phủ, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ
quan Trung ương hoàn thành báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (2 bản) và Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 5 năm 2011 (đồng
thời gửi email đến địa chỉ: taichinh_tiente@mpi.gov.vn hoặc số fax: 080
44215).
Xin trân trọng
cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo TTg);
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Vụ: TH, GS&TĐĐT, LĐVX, KTNN, KTCN, QPAN, KHGD, KCHT (để phối hợp);
- Lưu: VT, TCTT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Viết Sinh
|
(Mẫu
Báo cáo cho các Bộ, ngành là cơ quan quản lý Chương trình MTQG thực hiện giai
đoạn 2006-2010 và năm 2011)[1]
ĐỀ CƯƠNG
BÁO
CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA … [2] GIAI ĐOẠN 2006-2010;
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011 VÀ ĐỀ XUẤT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN
2011-2015
PHẦN
I:
ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011
I. Tổng quan về
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2006-2010 thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý (nêu Quyết định phê duyệt Chương trình).
- Mục tiêu tổng
quát của Chương trình
- Mục tiêu cụ
thể đến năm 2010
- Các dự án của
Chương trình (tên dự án, quyết định phê duyệt dự án, cơ quan quản lý dự án, mục
tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của dự án)
- Tổng kinh phí
được phê duyệt (của từng chương trình, dự án thành phần, cơ cấu nguồn vốn)
II. Đánh giá về
công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn
2006-2010.
1. Công tác chỉ
đạo, điều hành
- Thành lập và
hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình cấp Trung ương và địa phương
- Phê duyệt các
dự án thành phần
- Ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình
- Ban hành khung
giám sát, đánh giá, kiểm tra thực hiện Chương trình
- Việc chỉ đạo
và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương
2. Huy động các
nguồn lực thực hiện Chương trình
- Tổng kinh phí
thực hiện Chương trình trong cả giai đoạn và từng năm, chi tiết theo các nguồn
(ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn ngoài nước, vốn tín dụng, huy
động từ dân cư, doanh nghiệp …); đối chiếu với tổng kinh phí của Chương trình
được phê duyệt.
- Số lượng các
công trình, dự án được hỗ trợ vốn đầu tư thuộc nguồn vốn của Chương trình; số
lượng các công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, số lượng các công
trình, dự án còn dở dang.
III. Đánh giá
kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2006-2010.
1. Đánh giá kết
quả thực hiện Chương trình theo các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra đến hết năm 2010
- Kết quả thực
hiện mục tiêu, chỉ tiêu đến hết năm 2010 (chú ý đánh giá kết quả thực hiện mục
tiêu, chỉ tiêu trong phạm vi cả nước và phạm vi vùng, địa phương).
2. Những thành
công và đóng góp của Chương trình
2.1. Tác động
của Chương trình đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực
2.2. Đóng góp
của Chương trình đối với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội kế hoạch 5 năm 2006-2010
2.3. Đóng góp
của Chương trình đối với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam
2.4. Hiệu quả
kinh tế, xã hội do Chương trình mang lại cho người dân và xã hội
2.5. Đẩy mạnh
công tác xã hội hóa thông qua việc triển khai Chương trình (thu hút nguồn tài
trợ quốc tế và huy động đóng góp từ dân cư …)
…………………………….
3. Những tồn
tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình và nguyên nhân
3.1. Một số mục
tiêu, chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đề ra đến hết năm 2010
- Những mục
tiêu, chỉ tiêu không đạt kế hoạch
- Phân tích
nguyên nhân
3.2. Tồn tại
trong công tác quản lý, điều hành Chương trình
- Trong phân cấp
quản lý, thẩm định và phê duyệt các dự án thuộc các Chương trình.
- Trong việc lập
kế hoạch, phân bổ vốn và giao kế hoạch.
- Trong cơ chế điều
phối và phối hợp (giữa trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ban, ngành ở
Trung ương và giữa các cơ quan ở địa phương).
- Trong cơ chế
quản lý và lồng ghép giữa các Chương trình, dự án.
- Trong công tác
theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá các Chương trình MTQG.
3.3. Hạn chế
trong việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình
3.4. Tính bền
vững của Chương trình
- Nhận thức các
cấp và người dân về Chương trình
- Về nguồn nhân
lực thực hiện Chương trình
- Khả năng duy
trì các thành quả mang lại từ Chương trình sau khi kết thúc Chương trình.
………………………
4. Bài học kinh
nghiệm về quản lý và đề xuất giải pháp cần thiết trong giai đoạn tiếp theo để
duy trì kết quả của Chương trình theo hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu
mối quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia
……………………….
II. Đánh giá tình
hình triển khai các Chương trình MTQG năm 2011
- Kiện toàn Ban
chỉ đạo Chương trình cấp Trung ương và địa phương
- Hướng dẫn các
cơ quan thực hiện Chương trình MTQG ở Trung ương và địa phương triển khai
Chương trình
- Giao nhiệm vụ
và kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình ở Trung ương và địa
phương
- Những vướng
mắc trong việc triển khai Chương trình năm 2011 và đề xuất, kiến nghị.
PHẦN
II:
ĐỀ
XUẤT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. Chương trình mục
tiêu quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đề xuất thực hiện (tiếp tục thực
hiện) giai đoạn 2011-2015
1. Chương trình
MTQG đề xuất
2. Cơ quan quản
lý Chương trình MTQG, cơ quan phối hợp
3. Thời gian,
phạm vi thực hiện Chương trình
4. Mục tiêu tổng
quát, mục tiêu cụ thể của Chương trình MTQG.
5. Danh mục các
dự án thành phần.
6. Nguồn vốn
thực hiện Chương trình.
II. Thuyết minh
về Chương trình MTQG đề xuất
1. Bối cảnh, sự
cần thiết:
- Phân tích,
đánh giá hiện trạng tình hình thuộc lĩnh vực của Chương trình MTQG sẽ xử lý.
- Tính cấp bách,
tầm quan trọng của vấn đề được chọn để giải quyết bằng Chương trình MTQG: (i)
đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực; (ii) đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội chung của đất nước; (iii) cần phải có sự phối hợp liên ngành, liên vùng
để giải quyết trên vi phạm toàn quốc.
- So sánh các
chỉ tiêu giữa các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ra mức độ cấp bách của
vấn đề phải giải quyết.
- Chủ trương của
Nhà nước, các vấn đề mà Chính phủ đã cam kết với quốc tế (nêu rõ và cung cấp
văn bản).
2. Mục tiêu, quy
mô và địa điểm thực hiện:
- Xác định rõ mục
tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể có thể định lượng được (mục tiêu của Chương
trình MTQG phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10
năm của đất nước và mục tiêu chiến lược của ngành).
- Quy mô và phạm
vi hoạt động: là giới hạn tác động trực tiếp của Chương trình đến ngành nào,
lĩnh vực nào, vùng nào hay đối với phạm vi cả nước.
- Địa điểm thực
hiện Chương trình; nêu rõ thực hiện tại cấp trung ương (Bộ, ngành, cơ quan, tổ
chức …) và cấp địa phương (trên phạm vi toàn quốc hay tập trung tại một số
vùng, địa phương).
3. Nội dung,
nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình.
4. Phân tích
tính khả thi:
- Khả năng huy
động nguồn lực thực hiện Chương trình.
- Đối tượng tác
động trực tiếp của Chương trình.
- Đối tượng thụ
hưởng Chương trình.
5. Phân tích
tính hiệu quả kinh tế - xã hội và dự báo rủi ro của Chương trình đối với sự
phát triển ngành, lĩnh vực.
6. Dự kiến tổng
kinh phí thực hiện Chương trình MTQG; nguồn và hình thức cung cấp vốn:
- Tổng kinh phí
thực hiện Chương trình: vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.
- Nguồn kinh
phí: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn nước ngoài
(vay, viện trợ), đóng góp dân cư, nguồn huy động khác (lưu ý về tính khả thi
của các nguồn vốn).
7. Dự kiến thời
gian bắt đầu và thời gian kết thúc Chương trình MTQG.
- Thời gian thực
hiện Chương trình đến hết năm 2015 hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5
năm.
8. Danh mục dự
án và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của từng dự án thuộc Chương trình MTQG:
- Mục tiêu của
từng dự án phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, phù hợp với mục tiêu chung của
Chương trình MTQG.
- Nội dung,
nhiệm vụ của từng dự án không có sự trùng lắp (các hoạt động có tính chất chung
như truyền thông, in ấn, giám sát, đánh giá … đưa vào cùng một dự án).
9. Dự kiến Cơ
quan quản lý Chương trình MTQG và cơ quan quản lý các dự án thành phần:
- Cơ quan quản
lý Chương trình MTQG: Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Cơ quan quản
lý các dự án thành phần: Bộ, cơ quan ngang Bộ (nếu trong Chương trình có từ hai
Bộ trở lên quản lý các dự án khác nhau của Chương trình).
PHỤ LỤC 5
DANH
MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Để cung cấp thông tin cho các Bộ, ngành, địa phương)
(1) Chương trình
MTQG Phòng, chống tội phạm (Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, Quyết
định 59/2004/QĐ-TTg ngày 9/4/2004): do Bộ Công an chủ trì, thực hiện từ
năm 1998 và theo cơ chế điều hành của Chương trình MTQG từ năm 2004.
(2) Chương trình
MTQG về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Quyết định 79/2006/QĐ-TTg
ngày 14/4/2006): do Bộ Công Thương chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2006-2015.
(3) Chương trình
MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Quyết định 277/2006/QĐ-TTg ngày
11/12/2006): do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, thực
hiện trong giai đoạn 2006-2010.
(4) Chương trình
MTQG Giảm nghèo (Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007): do Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
(5) Chương trình
MTQG về Việc làm (Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007): do Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
(6) Chương trình
MTQG Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS (Quyết
định số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007): do Bộ Y tế chủ trì, thực hiện
trong giai đoạn 2007-2010.
(7) Chương trình
MTQG Văn hóa (Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007): do Bộ Văn hóa chủ
trì, thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
(8) Chương trình
MTQG về Vệ sinh an toàn thực phẩm (Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007):
do Bộ Y tế chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
(9) Chương trình
MTQG về Phòng, chống ma túy (Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007): do Bộ
Công an chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
(10) Chương
trình MTQG về Dân số kế hoạch hóa gia đình (Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007):
do Bộ Y tế chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.
(11) Chương
trình MTQG về Giáo dục và đào tạo (Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008):
do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2008-2010.
(12) Chương
trình MTQG về Ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008):
do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2009-2015.
PHỤ LỤC 6
DANH
MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng
Chính phủ)
(1) Chương trình
MTQG Việc làm: do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì.
(2) Chương trình
MTQG Giảm nghèo: do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì.
(3) Chương trình
MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì.
(4) Chương trình
MTQG Y tế: do Bộ Y tế chủ trì.
(5) Chương trình
MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: do Bộ Y tế chủ trì.
(6) Chương trình
MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm: do Bộ Y tế chủ trì.
(7) Chương trình
MTQG Văn hóa: do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì.
(8) Chương trình
MTQG Giáo dục và đào tạo: do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.
(9) Chương trình
MTQG Phòng, chống ma túy: do Bộ Công an chủ trì.
(10) Chương
trình MTQG Phòng, chống tội phạm: do Bộ Công an chủ trì.
(11) Chương
trình MTQG Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: do Bộ Công Thương chủ
trì.
(12) Chương
trình MTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu: do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì.
(13) Chương
trình MTQG Xây dựng nông thôn mới: do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì.
(14) Chương
trình MTQG Phòng, chống HIV/AIDS: do Bộ Y tế chủ trì.
(15) Chương
trình MTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải
đảo: do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.