BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2248/BYT-KCB
V/v thành lập khoa Lão và chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi.
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 04
năm 2018
|
Kính
gửi:
|
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW;
- Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế ngành.
|
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam
tại thông báo ý kiến kết luận tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và kế hoạch
hoạt động năm 2018 của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi. Bộ Y tế yêu cầu các
đơn vị triển khai thực hiện các nội dung như sau:
1. Sở Y tế tỉnh, thành phố: Chỉ đạo
các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố thành lập khoa Lão, tiêu chí thành lập
khoa Lão (gửi kèm công văn).
2. Giám đốc các Bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện ngành (trừ bệnh
viện chuyên khoa Nhi) thành lập khoa Lão theo tiêu chí gửi
kèm theo.
3. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
thực hiện theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn
thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, kinh phí để thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính.
Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện
và báo cáo Bộ Y tế (qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh), địa chỉ: 138A Giảng Võ,
Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 024. 62732280, email: thanhngocmoh@gmail.com trước
ngày 30/6/2017./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg-CP Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban QG về NCTVN (để b/c);
- VP. Ủy ban Quốc gia về NCT VN (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- TCDS & KHHGĐ;
- Vụ TCCB;
- Lưu: VT, KCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Lê Tuấn
ỦY VIÊN ỦY BAN QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM
|
HƯỚNG DẪN
THÀNH
LẬP KHOA LÃO TRONG BỆNH VIỆN ĐA KHOA, BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA
(Kèm theo Công văn số 2248/BYT-KCB ngày 24 tháng 04 năm 2018)
Phần 1. Các căn cứ pháp lý, quy định
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQTW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQTW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Công tác dân
số trong tình hình mới.
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23
tháng 11 năm 2009.
Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BYT
ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Căn cứ Quyết định 7618/QĐ-BYT ngày
30/12/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
giai đoạn 2017 - 2025.
Phần 2. Hướng dẫn thành lập khoa
Lão trong Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa
Điều 1. Chức năng và đối tượng người
bệnh của khoa Lão
Khoa Lão là khoa lâm sàng nằm trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện điều
trị các bệnh cho người cao tuổi.
Tổ chức bộ máy của khoa Lão bao gồm:
Đơn vị điều trị nội trú; Đội Lão khoa di động.
Đối tượng điều trị tại khoa Lão là
người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính cần điều trị cùng lúc, có các hội chứng
lão khoa đặc trưng: hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn dáng đi và ngã, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức
năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước, dùng nhiều thuốc (polypharmacy), nguy
cơ tai biến điều trị cao... Người bệnh cao tuổi cần chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc
cuối đời.
Điều 2. Nhiệm vụ của khoa Lão
1. Điều trị nội khoa tích cực, toàn
diện, liên tục cho người bệnh cao tuổi: điều trị bệnh cấp, kiểm soát các bệnh và nguy cơ liên quan, tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng,
chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc cơ bản, tái hòa nhập cộng đồng...
2. Thực hiện hoặc phối hợp với các
đơn vị chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo điều trị cho người
cao tuổi các giai đoạn:
- Đảm bảo điều trị bệnh giai đoạn cấp,
chăm sóc toàn diện, chăm sóc y tế giúp người bệnh khỏi bệnh hoặc giảm nhẹ, đảm
bảo dinh dưỡng, chẩn đoán và điều trị tình trạng mất cân bằng của các bệnh lý.
- Phục hồi chức năng để hạn chế sự
tàn phế về thể chất, nhận thức và hành vi, đặc biệt là sau
giai đoạn cấp, phục hồi chức năng chỉnh hình và thần kinh, kích thích nhận thức.
- Ngăn chặn tình trạng phụ thuộc.
- Duy trì hoặc khôi phục lại khả năng
sống độc lập, duy trì sự hòa nhập xã hội của người cao tuổi.
- Đảm bảo giáo dục bệnh nhân và người
nhà về các vấn đề như rối loạn giác quan, mất thăng bằng,
đái tháo đường, dinh dưỡng, bệnh Alzheimer...; hỗ trợ để bệnh nhân có thể tái
hòa nhập gia đình, xã hội.
- Cung cấp các thông tin và hỗ trợ
người chăm sóc.
3. Đảm bảo công tác phòng bệnh, nâng
cao sức khỏe cho người cao tuổi.
4. Đào tạo cán bộ y tế về lão khoa.
5. Nghiên cứu khoa học, áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị và PHCN,
nâng cao sức khỏe cho NCT.
6. Chỉ đạo tuyến: hỗ trợ, chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật cho tuyến dưới.
7. Hợp tác trao đổi kinh nghiệm,
NCKH, đào tạo cán bộ với các đơn vị trong nước và quốc tế.
8. Phối hợp tổ chức phòng khám Lão
khoa, thực hiện các nhiệm vụ của phòng khám Lão khoa: khám, đánh giá lão khoa
toàn diện và khám chuyên sâu các hội chứng lão khoa tại khoa khám bệnh.
9. Tổ chức Đội Lão khoa di động thực
hiện nhiệm vụ
Đảm bảo khám hội chẩn các bệnh nhân
cao tuổi tại các khoa và thường quy tại khoa cấp cứu. Tiến hành đánh giá toàn
diện cả y khoa, tâm thần và xã hội
Hướng dẫn cho người bệnh điều trị chuyên
khoa phù hợp. Tiếp cận và đánh giá người bệnh một cách toàn diện để đảm bảo người
bệnh được chăm sóc bởi một đội đa
ngành có đào tạo về lão khoa, lão học.
Thiết lập chẩn đoán và tư vấn cung cấp
các dịch vụ chăm sóc.
Lập kế hoạch tư vấn điều trị các bệnh
nổi bật và các bệnh kèm theo.
Cùng với bệnh nhân và/hoặc người nhà
bệnh nhân xem xét điều kiện sống, giúp họ tổ chức lại cuộc sống tại nhà trước
khi ra viện.
Tham gia giáo dục sức khỏe cho bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân.
Điều 3. Tổ chức của khoa Lão
Khoa Lão gồm các bộ phận chuyên môn
sau:
- Phòng điều trị nội trú; phòng chăm
sóc bệnh nhân nặng hộ lý cấp I (từ 5-10 giường); phòng thủ thuật; phòng tập phục
hồi chức năng cho người cao tuổi sau giai đoạn cấp.
- Phòng khám Lão khoa tại Khoa Khám bệnh
(do khoa Lão phối hợp tổ chức).
- Đội Lão khoa di động.
Tùy theo điều kiện của cơ sở khám, chữa
bệnh và yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi, khoa Lão
có thể tổ chức thêm các bộ phận khác như đội tư vấn, giáo dục sức khỏe, đội tư vấn ngoại viện...
Điều 4. Quy mô nhân lực Khoa Lão
1. Quy mô
Tùy thuộc vào quy mô bệnh viện, quy
mô giường bệnh của khoa Lão chiếm 10% tổng số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện
(tối thiểu từ 30 giường trở lên).
2. Nhân lực
2.1. Theo các qui định hiện hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của khoa lâm sàng theo xếp
hạng bệnh viện.
2.2. Nhân lực của Khoa Lão bao gồm:
bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc, nhân viên xã hội,
kỹ thuật viên phục hồi chức năng, kỹ thuật viên trợ giúp tâm lý.
a) Bác sĩ:
Bác sĩ đa khoa, nội khoa, tâm thần,
thần kinh...có kế hoạch và lộ trình đào tạo chứng chỉ về chuyên ngành lão khoa.
Nên có thêm bác sĩ phục hồi chức năng
hoặc bác sĩ có chứng chỉ đào tạo định hướng phục hồi chức năng, bác sĩ y học cổ
truyền.
b) Điều dưỡng: theo nhu cầu chuyên
môn của cơ sở khám, chữa bệnh (có kế hoạch và lộ trình đào tạo thêm về chuyên
ngành lão khoa).
c) Kỹ thuật viên: nên có kỹ thuật
viên phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng có chứng chỉ về phục
hồi chức năng.
Hộ lý: theo nhu cầu chung của cơ sở
khám, chữa bệnh.
Nếu có điều kiện nên bố trí nhân viên công tác xã hội, tư vấn tâm lý.
Số lượng: tùy theo quy mô khoa Lão để
xác định số lượng nhân lực, nên theo cơ cấu ít nhất:
+ 0,2 bác sĩ/giường bệnh
+ 3,5 điều dưỡng/1 bác sĩ
+ 01 hộ lý/10 giường bệnh
+ 01 kỹ thuật viên phục hồi chức năng
tập cho 12 - 14 người bệnh/ngày.
Điều 5. Trang thiết bị của khoa
Lão
a) Nơi điều trị nội trú
Cơ sở vật chất, cơ số trang thiết bị
thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô
giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
Thiết kế phòng bệnh: căn cứ theo Tiêu
chuẩn Quốc gia TCVN 4470: 2012 về Bệnh viện đa khoa. Phòng bệnh của khoa Lão
nên ở tầng một, nếu ở tầng cao hơn phải có thang máy, đường lăn để đẩy cáng, xe lăn.
Tiêu chuẩn phòng bệnh cần được thiết kế phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh cao tuổi: phòng bệnh
dễ nhận biết, khép kín, mỗi phòng nên bố trí khu vệ sinh, tắm riêng, có hệ thống
báo gọi, có các dụng cụ trợ giúp phòng tránh ngã như
tay vịn, bậc cầu thang thấp, sàn chống trơn
trượt...
Nên có ít nhất một phòng bệnh dành
cho bệnh nhân nặng với ít nhất 5 giường, có hệ thống Oxy đầu
giường, monitor, giường đa năng có tay quay, thiết bị chắn
ngã hai bên.
Các phòng bệnh khác tùy theo điều kiện
của bệnh viện, thường kê 5 giường đối với người bệnh có thể đi lại được, giường inox có tay vịn.
Nên có phòng thủ thuật, diện tích 18
- 24 m2.
Trang thiết bị:
- Về cơ bản dùng chung của bệnh viện;
- Giường bệnh (theo các yêu cầu
trên);
- Nên có phòng tập phục hồi chức năng
riêng với diện tích khoảng 30m2 và các trang thiết bị phục hồi chức
năng, tập luyện cho người cao tuổi về vận động (giường Bobat, thanh song song,
gậy tập đi, máy kích thích điện...), hoạt động trị liệu và
ngôn ngữ trị liệu nếu có thể. Nếu bệnh viện không bố trí được phòng tập, bác sĩ phục hồi chức năng tại khoa Lão thì cần có quy
định về sự phối hợp giữa khoa Lão và khoa Phục hồi chức năng để đảm bảo người bệnh
điều trị ở khoa Lão được phục hồi chức năng tích cực.
b) Phòng khám Lão khoa (do khoa Lão
phối hợp tổ chức).
Xây dựng quy trình khám bệnh phù hợp,
thân thiện với người cao tuổi: khám bệnh tập trung, quầy tiếp đón một cửa, có
ghế chờ, hệ thống báo gọi, biển chỉ dẫn, điều hòa, cây cảnh,
tranh ảnh... Nên có khu vệ sinh riêng cho người cao tuổi trong lúc chờ khám bệnh...
Có khu vực ưu tiên khám trước cho người
trên 80 tuổi: được nhân viên y tế trợ giúp di chuyển, hướng dẫn làm thủ tục
khám bệnh và đưa đi làm xét nghiệm cận lâm sàng… ./.