Công văn 214/BCY-CTSBMTT năm 2016 về nội dung thay đổi cơ bản của Thông tư 08/2016/TT-BQP do Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành
Số hiệu | 214/BCY-CTSBMTT |
Ngày ban hành | 16/05/2016 |
Ngày có hiệu lực | 16/05/2016 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Ban Cơ yếu Chính phủ |
Người ký | Đặng Vũ Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN
CƠ YẾU CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/BCY-CTSBMTT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2016 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ; |
Thực hiện Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Ban Cơ yếu Chính phủ đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị (Hệ thống CA chuyên dùng Chính phủ) và bước đầu đã đáp ứng nhu cầu về ứng dụng và triển khai chữ ký số phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Đến hết năm 2015, sau 5 năm thực hiện triển khai cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số theo Thông tư số 05/2010/TT-BNV ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ (sau đây gọi tắt là Thông tư 05), Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp Khoảng 40.000 chứng thư số cho 30 đầu mối Bộ, cơ quan ngang Bộ và 50 đầu mối tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc. Công tác triển khai Hệ thống CA chuyên dùng Chính phủ đã cho thấy hiệu quả ứng dụng trong thực tế. Các giao dịch điện tử thực hiện qua mạng được đảm bảo an toàn, tin cậy, qua đó thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính tại mỗi cơ quan, đơn vị và phát triển Chính phủ điện tử. Công tác quản lý, chỉ đạo, Điều hành và tác nghiệp qua mạng của các cơ quan, đơn vị được cải thiện rõ rệt, giảm thiểu văn bản giấy tờ, Tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề từ thực tiễn nhưng chưa có quy định cụ thể trong Thông tư 05. Một số nội dung đã quy định trong Thông tư 05 nhưng khi thực hiện còn có vướng mắc cần Điều chỉnh, quy định chi Tiết, cụ thể và bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, từ khi ban hành Thông tư 05 đến nay, một số văn bản quy phạm pháp luật mới đã được ban hành có các quy định liên quan đến lĩnh vực Điều chỉnh của Thông tư, như: Luật Cơ yếu và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước, đến tổ chức và hoạt động của cơ yếu; các Nghị định bổ sung, sửa đổi liên quan đến Luật Giao dịch điện tử. Vì vậy, việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cần được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với các quy định trong các văn bản ban hành sau năm 2010.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là Thông tư 08); Thông tư 08 có hiệu lực từ ngày 17/3/2016, trên cơ sở kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và thay thế Thông tư 05.
Để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 08, Ban Cơ yếu Chính phủ xin được làm rõ một số Điểm khác biệt cơ bản giữa Thông tư 05 so với Thông tư 08 và hướng dẫn triển khai thực hiện (cụ thể có Phụ lục kèm theo).
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Quý cơ quan phản ánh về Ban Cơ yếu Chính phủ (qua Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin).
Xin trân trọng cảm ơn./.
|
TRƯỞNG
BAN |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ
NỘI DUNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA THÔNG TƯ SỐ 08
(Kèm theo Công văn số: 214/BCY-CTSBMTT
ngày 16/5/2016 của Ban Cơ yếu Chính phủ)
1. Phạm vi Điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
Thông tư 05 hướng dẫn việc cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng để xác thực thông tin, chứng thực chữ ký số, bảo mật và an toàn thông tin (tức là quy định việc cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số dùng để ký số thông điệp dữ liệu và Chứng thư số dùng để mã hóa thông điệp dữ liệu).
Thông tư 08 tập trung Điều chỉnh việc cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (cung cấp, quản lý và sử dụng chứng thư số phục vụ ký số và xác thực). Đối với chứng thư số phục vụ bảo mật được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác và tuân thủ các giải pháp nghiệp vụ của Ngành Cơ yếu,
Bởi vậy, phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 08 quy định như sau:
"Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh: Thông tư này quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội."
Đối với chứng thư số phục vụ yêu cầu bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ có hướng dẫn riêng.
2. Bổ sung dịch vụ Gia hạn chứng thư số:
Ngoài các dịch vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng như quy định tại Thông tư 05: Tạo và phân phối các cặp khóa, cấp chứng thư số, Thu hồi chứng thư số, Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật, Thông tư 08 bổ sung dịch vụ Gia hạn chứng thư số với Điều kiện "Chứng thư số chỉ được đề nghị gia hạn 01 lần và phải đảm bảo còn thời hạn sử dụng ít nhất 60 ngày. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có văn bản đề nghị, được Người quản lý thuê bao phê duyệt và đề nghị gia hạn chứng thư số" (Điều 16).
3. Tăng thời hạn có hiệu lực của chứng thư số:
Đối với chứng thư số của thuê bao cấp mới, thời hạn có hiệu lực tối đa là 5 năm (Điểm b, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 05) được Điều chỉnh thành tối đa là 10 năm, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 08 như sau:
"Điều 9. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
1. Chứng thư số của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thời hạn có hiệu lực là 20 năm.
2. Chứng thư số của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 10 năm.