Công văn 186/LĐLĐ năm 2022 hướng dẫn triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong công nhân viên chức lao động Thủ đô do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 186/LĐLĐ |
Ngày ban hành | 29/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 29/04/2022 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội |
Người ký | Đặng Thị Phương Hoa |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế |
TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/LĐLĐ |
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2022 |
Kính gửi: |
- LĐLĐ quận, huyện, thị xã; CĐ
ngành; CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, |
Thực hiện Kế hoạch số 190/KH-TLĐ ngày 08 tháng 4 năm 2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong công nhân, viên chức, lao động, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội triển khai công văn hướng dẫn các cấp Công đoàn Thủ đô thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030”.
2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp Công đoàn Thủ đô, công nhân, viên chức, lao động về những mối nguy cơ tiềm ẩn của đại dịch HIV/AIDS những thách thức và yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới để hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030.
3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS với thông tin kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp dự phòng và điều trị HIV/AIDS, các biện pháp chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV nhằm tác động hiệu quả tới công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân lao động trẻ tuổi ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhóm công nhân lao động có nguy cơ lây nhiễm HIV, qua đó ngăn chặn sự lây nhiễm HIV trong công nhân lao động, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.
4. Tổ chức các hội thảo, sự kiện và các hình thức truyền thông phù hợp khác về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ công đoàn các cấp và công nhân lao động, đặc biệt là cán bộ công đoàn các khu công nghiệp, cán bộ công đoàn cơ sở của doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp có nhiều nam công nhân của một số địa phương trọng điểm về HIV/AIDS.
5. Thực hiện lồng ghép các phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn, gắn với công tác xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, không có tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu, điển hình có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, tạo sức lan tỏa trong cán bộ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
6. Trung tâm Tư vấn pháp luật tăng cường các hoạt động Tư vấn pháp luật cho người lao động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại..., nhất là các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.
7. Báo Lao động Thủ đô, trang Web LĐLĐ Thành phố thường xuyên đăng tải các hoạt động của tổ chức Công đoàn tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS trong công nhân, viên chức, lao động.
Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các công đoàn cơ sở và các đơn vị trực thuộc LĐLĐ Thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về LĐLĐ Thành phố (qua Ban Tuyên giáo) để theo dõi, tổng hợp./.
|
TM.
BAN THƯỜNG VỤ |