Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 1722/UBND-VX năm 2015 tăng cường biện pháp xử lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 1722/UBND-VX
Ngày ban hành 13/03/2015
Ngày có hiệu lực 13/03/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1722/UBND-VX
V/v tăng cường các biện pháp xử lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các sở, ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Công an, Thanh tra, Tòa án, Cục Thuế, Cục Thi hành án dân sự, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố, Ban quản lý các KCN và chế xuất Thành phố;
- Liên đoàn lao động Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

 

Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

Đ tăng cường các biện pháp xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động, y ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:

1. Sở lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố, Chi nhánh ngân hàng nhà nước Thành phố xây dựng quy chế cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản đ thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả về bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18 tháng 02 năm 2008 của liên bộ lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài Chính - Ngân hàng Nhà nước Việt nam;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội, nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ và ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi đối với các doanh nghiệp vi phạm luật bảo him xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc phòng lao động thương binh và xã hội quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn;

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Thanh tra Thành phố, SY tế, Cục Thuế Thành phố thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật Lao động, Luật BHXH, Luật BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động.

2. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật BHYT trên địa bàn.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo him y tế.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc phòng y tế quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHYT tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn;

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Thanh tra Thành phố, Cục Thuế Thành phố thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, luật BHXH, Luật BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động.

3. Bảo hiểm xã hội Thành phố

- Là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị, doanh nghiệp;

- Phối hợp với SLao động Thương binh và Xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố xây dựng quy chế phối hợp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản để thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả về lao động, bảo him xã hội đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn Thành phố;

- Hàng quý, thống kê danh sách đơn vị, doanh nghiệp và số nợ BHXH, BHYT, BHTN chuyển Tổ công tác liên ngành Thành phố, Sở lao động thương binh và xã hội, ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất đ tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật;

- Tổng hợp báo cáo tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN và đề xuất biện pháp giải quyết đối với người lao động trong các đơn vị không còn giao dịch hoặc không còn hoạt động hoặc có chủ bỏ trốn;

- Chủ động lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án đối với những đơn vị, doanh nghiệp chây ỳ, nợ tiền BHXH với số lượng lớn, thời gian nợ kéo dài;

- Chỉ đạo BHXH quận, huyện, thị xã phối hợp với các phòng chuyên môn của quận, huyện, thị xã thực hiện các biện pháp xử lý đối với các đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT.

- Hàng năm, tổ chức tổng kết thi đua khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức (cả trong và ngoài ngành) tích cực thu hồi nợ đọng.

4. Cục thuế Thành phố

- Chủ động trong việc thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc xác định các khoản chi về BHXH, BHYT, BHTN được tính là chi phí hợp lý của các doanh nghiệp;

- Cung cấp danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh cho cơ quan BHXH đ kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động;

- Chỉ đạo Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã phối hợp với cơ quan BHXH trong việc thu hồi nợ và cung cấp danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động;

- Phối hợp với bảo hiểm xã hội Thành phố, Liên đoàn lao động Thành phố, SLao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra Thành phố thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Luật BHXH, Luật BHYT tại các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động.

5. Thanh tra Thành phố

[...]