Công văn số 1678/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn tổ chức đánh giá chương trình và sách giáo khoa phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 1678/BGDĐT-VP
Ngày ban hành 04/03/2008
Ngày có hiệu lực 04/03/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Bành Tiến Long
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-------

Số: 1678/BGDĐT-VP
V/v hướng dẫn tổ chức đánh giá CT-SGK phổ thông

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2008

 

Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vể đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ năm học 2002- 2003 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 11. Để phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế của chương trình và sách ngay từ năm học 2008- 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá chất lượng chương trình, sách giáo khoa phổ thông các môn học của các cấp học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ thực tế triển khai, tổ chức đánh giá ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Nội dung và hình thức tổ chức đánh giá thực hiện theo Kế hoạch tổ chức đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thôngHướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá chương trình và sách giáo khoa đính kèm công văn này.

Báo cáo đánh giá của các Sở Giáo dục và Đào tạo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (phần đánh giá chương trình, sách giáo khoa tiểu học gửi về Vụ Giáo dục Tiểu học; phần đánh giá chương trình, sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông gửi về Vụ Giáo dục Trung học) trước ngày 15/4/2008.

 


Nơi nhận
- Như trên;
- PTTg, Bộ trưởng (để b/c);
- TT Phạm Vũ Luận, TT Nguyễn Vinh Hiển;
- Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Viện CL&CTGD (để t/h);
- Lưu: VT, VP

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Bành Tiến Long

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KẾ HOẠCH

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
(Gửi kèm công văn số 1678/BGDĐT-VP, ngày 04 tháng 3 năm 2008)

1. Đặt vấn đề

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm học 2002 - 2003 Bộ GD&ĐT đã triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới. Sau 5 năm thực hiện, trong dư luận xã hội có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng và tính khả thi trong quá trình thực hiện của chương trình, sách giáo khoa các cấp.

Trong hai năm 2004 - 2005, đã có đề tài độc lập cấp Nhà nước đánh giá chương trình, sách giáo khoa Tiểu học và THCS. Song do điều kiện hạn chế, đề tài mới chỉ tập trung vào đánh giá chương trình, sách giáo khoa một số môn học, ở một số lớp đầu cấp Tiểu học và THCS. Do đó, để có cơ sở thực tiễn đầy đủ hơn cho việc tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông, lần này Bộ GD&ĐT chủ trương mời một số tổ chức đánh giá độc lập một cách đồng bộ, toàn diện chương trình, sách giáo khoa phổ thông; đồng thời yêu cầu các Sở GD&ĐT, từ thực tiễn triển khai đại trà, tổ chức đánh giá những ưu điểm và những thiếu xót, hạn chế của sách giáo khoa tất cả các môn học, mọi cấp học. Trên cơ sở kết quả đánh giá, Bộ GD&ĐT sẽ có những biện pháp tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa thực hiện ngay từ năm học 2008 – 2009 và những năm học tiếp theo.

Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo kết quả đánh giá và những biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông trước Quốc hội trong kì họp đầu tiên của năm 2008 và công bố với toàn xã hội.

2. Mục tiêu đánh giá

2.1 Đánh giá khách quan, khoa học chất lượng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 12) thể hiện mức độ đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể:

- Mức độ đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà của học sinh về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản.

- Mức độ đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội.

- Mức độ phù hợp với trình độ nhận thức của số đông học sinh phổ thông

- Mức độ tác động thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giúp học sinh biết cách tự học; tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập.

2.2 Đề xuất các biện pháp nhằm điều chỉnh, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa thực hiện ngay từ năm học 2008 – 2009 và những năm học tiếp theo.

3. Nhiệm vụ đánh giá

3.1 Đánh giá tính khoa học và tính sư phạm, khẳng định những ưu điểm và hạn chế, bất cập của chương trình, sách giáo khoa phổ thông Việt Nam, có đối chiếu với chương trình, sách giáo khoa một số nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

3.2 Xác định khả năng tiếp thu của học sinh đối với chương trình, sách giáo khoa qua thực tế 5 năm triển khai đại trà trong cả nước.  

3.3 Xác định mức độ phù hợp của chương trình, sách giáo khoa với trình độ, năng lực chung của giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

3.4 Đề xuất những việc cần làm ngay nhằm điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa; khắc phục những hạn chế, bất cập từ năm học 2008 – 2009 và tiếp tục hoàn thiện trong những năm học tiếp theo.

4. Phương pháp đánh giá

4.1 Phương pháp chuyên gia

[...]