Công văn 159/QLCL-KN năm 2014 Chương trình đào tạo GLP do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
Số hiệu | 159/QLCL-KN |
Ngày ban hành | 24/01/2014 |
Ngày có hiệu lực | 24/01/2014 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
Người ký | Nguyễn Như Tiệp |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/QLCL-KN |
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: Ông NAKANIWA Hiroshi - Cố vấn trưởng Dự án SCIESAF
Phúc đáp công văn số 01-2014/CV ngày 15/01/2014 của Dự án về kế hoạch khóa đào tạo GLP tại Nhật Bản và Việt Nam trong năm 2014, trên cơ sở đề xuất của Trung tâm vùng 4,6 chúng tôi có ý kiến như sau:
1. Chương trình đào tạo: Thống nhất với kế hoạch của Dự án đưa ra là chỉ tổ chức 2 khóa, một khóa thực tập và trao đổi kinh nghiệm đảm bảo chất lượng phòng kiểm nghiệm tại Nhật Bản và một khóa OJT tại Việt Nam, không cần tổ chức Echo training tại Việt Nam.
2. Nội dung 02 khóa:
a. Khóa thực tập, trao đổi kinh nghiệm tại Nhật Bản, chúng tôi đề xuất Chuyên gia Nhật giới thiệu bổ sung thêm các nội dung:
- Hệ thống tổ chức và vận hành của bộ phận QA-QC trong phòng kiểm nghiệm, biện pháp đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm của Nhật Bản.
- Giới thiệu về phần mềm quản lý phòng kiểm nghiệm của Nhật Bản về quản lý hóa chất, chất chuẩn, quản lý mẫu thử và trả kết quả kiểm nghiệm.
- Quản lý và đánh giá dữ liệu phân tích tại phòng kiểm nghiệm (hóa học và sinh học).
- Quy định và hướng dẫn an toàn phòng thí nghiệm (hóa học và an toàn sinh học).
b. Khóa OJT tại Việt Nam, thời gian nên tổ chức trong 02 tuần:
- 01 tuần chuyên gia Nhật giới thiệu về hệ thống GLP, khảo sát và đưa ra các khuyến nghị, cải thiện đối với các quy định và hoạt động thực hành đảm bảo chất lượng phòng kiểm nghiệm, hướng dẫn trực tiếp cán bộ phòng kiểm nghiệm trong tất cả các công đoạn từ công đoạn chuẩn bị mẫu, vận hành thiết bị đến trả kết quả để đảm bảo chất lượng kết quả kiểm nghiệm.
- 01 tuần đi chi tiết vào những kinh nghiệm mà phía Nhật Bản kiểm soát thiết bị, cách thức xây dựng và phát triển phương pháp mới và các nội dung nêu tại Mục a. ở trên.
3. Về nhân sự tham gia khóa đào tạo: Do tính chất của phòng kiểm nghiệm sinh học và hóa học là khác nhau nên các biện pháp kiểm soát, đảm bảo chất lượng và triển khai phương pháp mới cũng khác nhau, vì vậy chúng tôi đề nghị Dự án xem xét cho mỗi đơn vị đi học tập tại Nhật Bản là 2 người (Cục Quản lý Chất lượng NLTS, Trung tâm vùng 4, 6).
Trân trọng.
Nơi nhận: |
CỤC
TRƯỞNG |