Công văn 15274/BTC-PC năm 2020 về đánh giá thực hiện Thông tư 149/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 15274/BTC-PC
Ngày ban hành 11/12/2020
Ngày có hiệu lực 11/12/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Ngô Hữu Lợi
Lĩnh vực Thương mại,Vi phạm hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15274/BTC-PC
V/v đánh giá thực hiện Thông tư số 149/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2020

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Kiểm toán Nhà nước.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực 01/01/2014) có nội dung giao: “Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính buộc phải nộp lại theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính và điểm đ khoản 5 Điều 4 của Nghị định này”. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 149/2014/TT-BTC quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.

Ngày 26/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực ngày 15/10/2020) thay thế cho Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Tại khoản 2, Điều 91 Nghị định này tiếp tục có nội dung giao: “Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính buộc phải nộp lại theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính và điểm e, khoản 3, Điều 4 của Nghị định này”. Qua rà soát nội dung giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính không thay đổi so với quy định tại Nghị định 185/2014/NĐ-CP.

Thực hiện nhiệm vụ được giao về việc xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 149/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng nội dung đánh giá tình hình thực hiện (đính kèm). Văn bản đánh giá tình hình thực hiện, đề nghị gửi về Bộ Tài chính (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 30/12/2020 theo địa chỉ: Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, số 28 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm , Hà Nội. Email: trinhhamailong@mof.gov.vn.

Trân trọng cảm ơn sự phối hp công tác của Quý cơ quan, tổ chức./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (để báo
cáo);
- Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thuế
- Tổng cục dự trữ; Ủy ban chứng kho
án
- Các đơn vị thuộc Bộ
- Lưu: VT, PC. (03bản).

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ
PHÁP CHẾ





Ngô Hữu Lợi

 

Đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 149/2014/TT-BTC

(Kèm Công văn số 15274/BTC-PC ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính)

1. Tình hình thực hiện Thông tư.

Tình hình áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật” theo quy định tại Điều 37 Luật XLVPHCđiểm đ, khoản 5 Điều 4 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

- Số vụ việc vi phạm hành chính bị phát hiện, số vụ vi phạm đã bị xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp qua từng năm: Đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh số liệu giữa các năm và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục.

- Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp qua các năm (có đưa ra đánh giá, nhận xét, phân tích, so sánh số liệu giữa các năm và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục)

2. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Thông tư 149/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:

- Về việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chínhđiểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:

+ Cách xác định số lợi bất hợp pháp đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay chưa? cần thiết bổ sung thêm cách thức xác định mới hay không?

+ Đối với việc xác định số lợi bất hợp pháp là tiền; giấy tờ có giá; tài sản, vật có giá: đánh giá sự phù hợp của căn cứ để xác định số lợi bất hợp pháp còn bất cập gì không? Có cần bsung hay sửa đổi quy định này không?

- Các nội dung khác của Thông tư 149/2014/TT-BTC quy định về số lợi bất hp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa rõ cần sửa đổi, bổ sung (ví dụ như quy định về nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp; các xác định số lợi bất hp pháp là tiền; giấy tờ có giá; tài sản, vật có giá ...) (nếu có).

3. Đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung.