Công văn 1467/BVHTTDL-GĐ về hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 1467/BVHTTDL-GĐ
Ngày ban hành 13/05/2011
Ngày có hiệu lực 13/05/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Huỳnh Vĩnh Ái
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1467/BVHTTDL-GĐ
V/v hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2011

 

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 27 tháng 6 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2879/QĐ-BVHTTDL về triển khai Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2010. Sau 3 năm thực hiện thí điểm, Mô hình đã phát huy tác dụng, thu hút được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là sự tham gia của nhân dân trên địa bàn thôn, ấp, bản, khu dân cư làm giảm rõ rệt các vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Để đảm bảo sự thống nhất về các nội dung hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình áp dụng trên phạm vi toàn quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện như sau:

I. Giới thiệu chung

 Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) (sau đây gọi là mô hình) được thành lập ở cấp thôn, ấp, buôn, bản, tổ dân phố (sau đây gọi là cấp thôn). Ủy ban nhân dân xã ra Quyết định thành lập và tổ chức các hoạt động của từng Mô hình PCBLGĐ. Mô hình lấy Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững (sau đây gọi là Câu lạc bộ) để tập hợp các gia đình trong cộng đồng tham gia sinh hoạt, cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đời sống gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa. Ở mỗi CLB có 01 nhóm PCBLGĐ thực hiện nhiệm vụ can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn theo quy định.

Để hỗ trợ và chỉ đạo hoạt động của Mô hình, ở mỗi cấp nên có Ban chỉ đạo PCBLGĐ. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ban chỉ đạo có thể được lồng ghép trong Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hoặc thành lập Ban chỉ đạo riêng ở cấp tỉnh, huyện, xã

- Ban chỉ đạo có từ 7- 9 thành viên do lãnh đạo UBND làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban và thành viên được lựa chọn trong các ban, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động, Thương và xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...

- Ban chỉ đạo được thành lập bằng Quyết định của Chủ tịch của UBND cùng cấp kèm theo quy chế hoạt động

- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:

a. Xây dựng kế hoạch hoạt động PCBLGĐ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

b. Chỉ đạo các hoạt động truyền thông, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình, tổ chức các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên giỏi về phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

c. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo.

d. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động PCBLGĐ tại cơ sở.

e. Xử lý các vấn đề phát sinh ở cơ sở, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với sự thay đổi của tình hình.

II. Hướng dẫn triển khai các hoạt động chính của mô hình

1. Xây dựng và tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo cấp xã triển khai Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Ban chỉ đạo cấp xã có từ 7 đến 9 thành viên gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách Văn hóa- Xã hội làm trưởng ban. Phó ban và thành viên được lựa chọn trong số: Công chức văn hóa-Xã hội, Tư pháp, Y tế, Lao động, Thương binh và xã hội, Công an xã, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Trưởng thôn... Tại địa bàn có đồng bào dân tộc ít người, vùng đồng bào có đạo, có thể mời đại diện Hội đồng già làng, trưởng bản, đại diện chức sắc tôn giáo tham gia. Thành phần Ban chỉ đạo có thể thay đổi, bổ sung tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương.

Ban chỉ đạo hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, có quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia. Ít nhất 3 tháng 1 lần, Ban chỉ đạo họp đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất phương hướng tiếp theo.

2. Xây dựng và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ Xây dựng Gia đình phát triển bền vững

- Mục đích hoạt động: Tập hợp các gia đình có nhu cầu tham gia sinh hoạt để giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Câu lạc bộ được thành lập ở cấp thôn. Mỗi thôn có thể có nhiều Câu lạc bộ. Câu lạc bộ có Ban Chủ nhiệm.

- Số lượng thành viên từ 20 đến không quá 40 gia đình. Các thành viên của gia đình đều có thể tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, không giới hạn độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...

- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: có từ 3 đến 5 thành viên bao gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, thư ký và ủy viên.

Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Câu lạc bộ, đồng thời ban hành quy chế sinh hoạt Câu lạc bộ.

- Địa điểm sinh hoạt: linh hoạt tuỳ theo thực tế từng địa bàn triển khai, có thể tại trụ sở nhà văn hoá xã/phường, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà thành viên Ban chủ nhiệm hoặc nhà các thành viên Câu lạc bộ...

- Nội dung sinh hoạt:

1. Chủ tr­ương, chính sách của Đảng và Nhà n­ước về gia đình.

2. Giáo dục đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc, gia đình, dòng họ.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ