Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Công văn 1434/BVTV-QLSVGHR năm 2016 về quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu do Cục Bảo vệ thực vật ban hành

Số hiệu 1434/BVTV-QLSVGHR
Ngày ban hành 08/08/2016
Ngày có hiệu lực 08/08/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Bảo vệ thực vật
Người ký Hoàng Trung
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1434/BVTV-QLSVGHR
V/v ban hành quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2016

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng hồ tiêu

Trong thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học; kết quả thực hiện mô hình phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo phòng chống bệnh của địa phương để hoàn thiện quy trình.

Nay, Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu để các địa phương tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng phòng chống bệnh hiệu quả và an toàn hơn.

Quy trình này thay thế Quy trình tạm thời và công văn số 185/BVTV-QLSVGHR ngày 01/02/2016 về việc hướng dẫn biện pháp xử lý bệnh hại hồ tiêu của Cục Bảo vệ thực vật.

Vậy, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trồng hồ tiêu chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo ngay về Cục để kịp thời xử lý.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (để b/c);
- Lãnh đạo Cục (để chỉ đạo);
- Cục Trồng trọt, TT KNQG (để p/h);
- Các TT BVTV vùng;
- CC TT&BVTV các tỉnh trồng hồ tiêu;
- Viện KHNNVN, BVTV, KHKT NLN TN;
- Báo Nông nghiệp Việt Nam;
- Lưu VT, QLSVGHR.

CỤC TRƯỞNG




Hoàng Trung

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

QUẢN LÝ BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM HẠI HỒ TIÊU

I. MỤC TIÊU

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để quản lý bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại hồ tiêu hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất hồ tiêu an toàn bền vững.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trồng hồ tiêu trên lãnh thổ Việt Nam.

III. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

1. Bệnh chết nhanh

a) Nguyên nhân: Do nấm Phytophthora spp. gây ra, trong đó 2 loài nấm Phytophthora tropicalisPhytophthora capsici gây hại nặng.

b) Triệu chứng: Ban đầu các chóp rễ bị biến màu nâu nhạt sau chuyển sang nâu đen, mép lá hơi co lại rồi chuyển màu vàng trước khi rụng, mạch dẫn dây thân tiêu bị thâm đen. Cây tiêu héo rất nhanh, từ khi thấy triệu chứng lá bắt đầu héo đến khi cây chết chỉ sau 1-2 tuần, các thân dây chính vẫn bám trên trụ (có trường hợp khi cây chết lá bị héo khô nhưng không rụng).

c) Đặc điểm phát sinh, gây hại: Nấm bệnh phát sinh, xâm nhiễm và gây hại rễ tiêu vào đầu hoặc giữa mùa mưa nhưng cuối mùa mưa mới gây chết hàng loạt. Bệnh phát sinh và lây lan mạnh nếu vườn không được thoát nước tốt, không làm tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, bón phân không cân đối.

2. Bnh chết chm

a) Nguyên nhân: Do sự kết hợp gây hại của tuyến trùng và một số nấm trong đất gây ra. Một số loài tuyến trùng nội ký sinh, ngoại ký sinh gây hại như Meloidogyne spp., Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis, Tylenchus sp., trong đó gây hại chủ yếu là giống Meloidogyne spp. gây ra các nốt u sưng trên r; các loài nm trong đt gây hại như Fusarium solani, Lasiodiplodia theobromae, Rhizoctonia solani, Pythium sp., ... ngoài ra rệp sáp hại rễ làm tăng mức độ bệnh.

b) Triệu chứng: Tuyến trùng và nấm gây hại làm cho hệ rễ tơ và rễ chùm bị u sưng, thối rễ chỉ còn rễ cọc nên khả năng hấp thu dinh dưỡng và vận chuyển nước bị giảm mạnh từ đó gây hiện tượng vàng lá, cây còi cọc; lá và đốt dây rụng dần, sau 2-3 năm chỉ còn lại các dây thân chính.

c) Đặc điểm phát sinh, gây hại: Các loài tuyến trùng gây hại trực tiếp và tạo ra các vết thương, qua đó nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cho rễ kém phát triển. Tuyến trùng và nấm thường xâm nhập gây hại nặng vào các tháng mùa khô, nặng nhất vào các tháng 1-2 và giảm dần vào các tháng mùa mưa. Quá trình này lặp lại trong 2-3 năm làm cho cây hồ tiêu tàn lụi.

IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHẾT NHANH, CHT CHẬM

1. Phòng bệnh cho vườn tiêu

a) Giống tiêu

- Trồng mới: Chọn trồng các giống tiêu có năng suất cao ít nhiễm bệnh như giống Tiêu trung lá lớn, Tiêu trung lá vừa, Tiêu sẻ lá lớn.

[...]