Công văn 1427/BNN-ĐMDN lập phương án sắp xếp đổi mới và xử lý khó khăn về tài chính Ngành Chè có sử dụng vốn vay ODA Ấn Độ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 1427/BNN-ĐMDN |
Ngày ban hành | 14/05/2012 |
Ngày có hiệu lực | 14/05/2012 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Diệp Kỉnh Tần |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1427/BNN-ĐMDN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố; |
Căn cứ Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 16/4/2012 của Văn phòng Chính phủ Kết luận của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh về xử lý tài chính cho các doanh nghiệp Ngành Chè sử dụng vốn ODA Ấn Độ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
Nhằm làm lành mạnh hóa tài chính các doanh nghiệp Ngành Chè để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành Chè phát triển, đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố và Tổng công ty Chè Việt Nam tiến hành lập phương án sắp xếp đổi mới các nhà máy chè, công ty chè kết hợp với việc xử lý khó khăn về tài chính đối với từng doanh nghiệp liên quan theo hướng.
1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn vay ODA Ấn Độ ở từng doanh nghiệp (tổng số nợ vay, đã trả, còn lại; trong đó: nợ gốc, lãi vay).
2. Đối với các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động được:
- Máy móc thiết bị, tài sản đang được các doanh nghiệp nhận sử dụng và hoạt động thì chuyển nợ từ đồng Rupi (Ấn Độ) thành đồng Việt Nam để hạn chế rủi ro về tỷ giá. Trường hợp doanh nghiệp được vay ưu đãi thì xử lý để doanh nghiệp được hưởng theo vốn vay ưu đãi.
- Đối với các thiết bị, tài sản của doanh nghiệp không sử dụng được hoặc không thể chuyển giao cho đơn vị khác thì có phương án thực hiện bán, thanh lý tài sản theo quy định.
3. Đối với doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa: máy móc, thiết bị không sử dụng được hoặc không thể chuyển giao cho đơn vị khác, trước mắt được phép khoanh lại không tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa; đồng thời lập phương án thực hiện bán, thanh lý tài sản theo quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho khoanh nợ, xóa nợ gốc và lãi.
4. Đối với các nhà máy, doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa: Cần xác định rõ hình thức xử lý nợ ODA và vốn đối ứng để xử lý theo quy định. Lập phương án xử lý dứt điểm nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
5. Đối với các doanh nghiệp không có khả năng tiếp tục hoạt động: tiến hành làm thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định.
6. Các doanh nghiệp có vay vốn ODA Ấn Độ và vốn đối ứng trong nước tiến hành làm việc với Tổ chức cho vay để khoanh nợ gốc và lãi vay để đỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ODA Ấn Độ.
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố và Tổng công ty Chè Việt Nam, chỉ đạo các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ODA Ấn Độ gửi phương án sắp xếp đổi mới và thực trạng quản lý, sử dụng vốn vay ODA Ấn Độ cho các nhà máy, công ty chè về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước ngày 30/6/2012) để xem xét, tổng hợp kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |