Công văn 13859/QLD-GT năm 2016 vướng mắc trong thanh toán thuốc bảo hiểm y tế do Cục Quản lý Dược ban hành

Số hiệu 13859/QLD-GT
Ngày ban hành 22/07/2016
Ngày có hiệu lực 22/07/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Quản lý dược
Người ký Đỗ Văn Đông
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13859/QLD-GT
V/v vướng mắc trong thanh toán thuốc BHYT

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

Kính gửi: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ngày 17/02/2016, Cục Quản lý Dược nhận được Văn bản số 374/BHXH-DVT đề ngày 01/02/2016 về vướng mắc trong việc thanh toán chi phí thuốc Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

1. Đối với vướng mắc về phạm vi chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP, EU-GMP của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại công văn số 4152/BHXH-DVT ngày 26/10/2015, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

Phạm vi chứng nhận GMP của các cơ sở sản xuất được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược theo nội dung ghi trên Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm (CPP) do cơ quan quản lý dược các nước cấp.

Theo quy định về GMP và Giấy chứng nhận GMP, các cơ sở sản xuất thuốc có yêu cầu điều kiện đặc biệt (thuốc chứa kháng sinh nhóm betalactam, sulphonamide, chất độc tế bào/chất kìm tế bào, hormon và chất có hoạt tính hormon, thuốc có chứa các nguyên liệu nguy hiểm) sẽ ghi rõ trong Giấy chứng nhận. Trong các đợt công bố, Cục Quản lý Dược đã tiến hành công bố cụ thể từng thuốc yêu cầu đặc biệt (nếu có) theo ngày tại tng dạng bào chế trong phạm vi chứng nhận trên website Cục Quản lý Dược.

Đối với các dạng bào chế được công bố mà không kèm theo nội dung bao gồm sản xuất thuốc yêu cầu điều kiện đặc biệt (thuốc chứa kháng sinh nhóm betalactam, sulphonamide, chất độc tế bào/chất kìm tế bào, hormon và chất có hoạt tính hormon, thuốc có chứa các nguyên liệu nguy hiểm), thì các thuốc yêu cầu điều kiện đặc biệt trên không thuộc phạm vi chứng nhận được công bố.

Cụ thể với các trường hợp vướng mắc tại Phụ lục 1, công văn s 4152/BHXH-DVT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

- Trường hợp “Thuốc không vô trùng: viên nang cứng; dạng bào chế rắn; viên nén (tái chế chất độc tế bào)”, các thuốc thuộc phạm vi chứng nhận bao gồm:

+ Thuốc viên nén chứa tái chế chất độc tế bào;

+ Viên nang cng thông thường;

+ Dạng bào chế rắn thông thường.

(Các thuốc viên nén thông thường, viên nang cng yêu cầu đặc biệt, dạng bào chế rắn yêu cầu đặc biệt không thuộc phạm vi chứng nhận)

- Trường hợp “Thuốc không vô trùng: viên nang cứng; viên nén (yêu cầu đặc biệt: hormones hay chất có hoạt tính hormones), các thuốc thuộc phạm vi chứng nhận bao gồm:

+ Thuốc viên nén chứa hormon hoặc chất có hoạt tính hormon;

+ Viên nang cứng thông thường.

(Các thuốc viên nén thông thường, viên nang cứng yêu cầu đặc biệt không thuộc phạm vi chứng nhận)

- Trường hợp Thuốc không vô trùng cha kháng sinh nhóm Cephalosporin: viên nén, viên nén bao phim, viên nang”, các thuốc thuộc phạm vi chứng nhận bao gồm:

+ Thuốc viên nén cha cephalosporin;

+ Viên bao phim chứa cephalosporin;

+ Viên nang chứa cephalosporin.

(Các thuốc viên nén thông thường, viên bao phim thông thường, viên nang thông thường không thuộc phạm vi chứng nhận)

- Trường hợp “Thuốc không vô trùng: viên nang cng; viên nén; thuốc bột ung tái cấu trúc”, các thuốc thuộc phạm vi chứng nhận bao gồm:

+ Viên nang cứng thông thường;

+ Viên nén thông thường;

+ Thuốc bột uống tái cấu trúc thông thường.

(Các thuốc viên nang cứng yêu cầu đặc biệt, viên nén yêu cầu đặc biệt, thuc bột ung tái cấu trúc yêu cầu đặc biệt không thuộc phạm vi chứng nhận).

- Do có sự khác nhau trong việc công b phạm vi chứng nhận GMP đối với các thuốc được sản xuất tại các nước EU - Liên minh Châu Âu (Có trường hợp thuốc không yêu cầu điều kiện đặc biệt trong sản xuất được công b trong phạm vi chứng nhận GMP, có trường hợp các thuốc này lại không được công b trong phạm vi chứng nhận GMP). Vì vậy để thống nhất trong quá trình xét thầu và thanh toán chi phí thuốc bảo hiểm y tế theo đúng quy định, đối với các thuốc không yêu cầu điều kiện đặc biệt được sản xuất tại các nước EU (Liên minh Châu Âu) thì yêu cầu nhà thầu liên hệ đơn vị tiến hành công bố PIC/S- GMP và EU-GMP có văn bản gửi Cục Quản lý Dược kèm theo tài liệu (Tài liệu tổng thể nhà máy hoặc báo cáo thanh tra GMP hoặc CPP (giấy chứng nhận sản phẩm dược) kèm bản Marketting Authorization (giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam) để Cục Quản lý Dược cập nhật vào phạm vi giấy chứng nhận GMP công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.

2. Đối với vướng mắc trong xác định thanh toán các thuốc phối hợp kháng sinh tiêm với Arginin hoặc Natri carbonat, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

[...]