Công văn số 13435 TC/TCDN ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính về việc báo cáo tình hình thực hiện cơ chế xử lý nợ đối với các DNNN

Số hiệu 13435TC/TCDN
Ngày ban hành 22/12/2003
Ngày có hiệu lực 22/12/2003
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13435 TC/TCDN
V/v báo cáo tình hình thực hiện cơ chế xử lý nợ đối với các DNNN

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2003

 

Kính gửi:

 - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ. cơ quan thuộc Chính phủ
 - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
 - Các Tổng công ty 90, 91/TTg

Ngày 12/7/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2002/NĐ-CP về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước; các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước) đã ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định này. Theo đó, các doanh nghiệp phải xây dựng quy chế quản lý nợ, thường xuyên đối chiếu, đôn đốc và chủ động thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000 không có khả năng thu hồi đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thì xử lý bù đắp bằng các khoản dự phòng hoặc hạch toán vào kết quả kinh doanh mà bị lỗ thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định cho giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đối với doanh nghiệp đang chuyển đổi, về nguyên tắc các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi phát sinh trước 31/12/2000 cũng được xử lý như doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng chỉ xử lý một lần trước khi thực hiện chuyển đổi. Các khoản nợ phát sinh sau ngày 31/12/2000, doanh nghiệp phải giải quyết dứt điểm không đề tồn đọng; khi có nợ phải thu khó đòi, phải trích lập dự phòng vào chi phí kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc xử lý nợ tồn đọng chưa được các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty và các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm đúng mức; nhiều doanh nghiệp còn thiếu trách nhiệm, báo cáo không trung thực, nợ xấu phát sinh thêm và không được xử lý kịp thời, do đó ảnh hưởng đến tiến trình sắp xếp, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

Để làm lành mạnh tình hình tài chính, đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, chuẩn bị thực hiện Luật doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) năm 2003, Bộ Tài chính đề nghị:

- Các doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức công tác quản lý nợ và xử lý nợ của doanh nghiệp theo đúng quyết định tại Nghị định số 69/2002/NĐ-CP. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: Các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi phát sinh trước 31/12/2000, phải xử lý dứt điểm trong năm tài chính 2003; các khoản nợ phải thu khó đòi phải trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp.

 Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng quản trị các Tổng công ty (hoặc công ty) quan tâm chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện việc quản lý và xử lý nợ theo đúng các quy định hiện hành.

Lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện xử lý nợ tồn đọng và tổng hợp kết quả xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước gửi Bộ Tài chính để có cơ sở phối hợp xử lý.

Báo cáo xin gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, địa chỉ: số 4, ngõ Hàng Chuối 1, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Fax: 04.9716632) trước ngày 34/01/2004, theo mẫu kèm theo./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Lê Thị Băng Tâm

 

Biểu 1

Tên cơ quan

(Bộ, UBND tỉnh, tp TW, Tổng công ty hoặc doanh nghiệp)

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG ĐẾN NĂM 2003 CỦA DNNN ĐANG HOẠT ĐỘNG(*)

Chỉ tiêu

Khoản nợ tồn đọng từ 31/12/2000 trở về trước

Khoản nợ tồn đọng phát sinh từ 2001 đến 2003

 

Tổng số

Xử lý trong năm 2002

Xử lý trong năm 2003

Số nợ chưa xử lý còn tồn đọng phải chuyển sang năm 2004

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

A

1

2

3

4

5

6

7

Số lượng doanh nghiệp được xử lý (DN)

 

 

 

x

 

 

 

I/ Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng

x

x

x

x

x

x

x

1. Tổng số các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

 

x

x

 

 

 

 

2. Tổng số các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đã xử lý

 

 

 

x

 

 

 

2.1. Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

 

 

 

x

 

 

 

2.2. Hạch toán vào chi phí hoặc kết quả kinh doanh

 

 

 

x

 

 

 

2.3. Giảm vốn nhà nước

 

 

 

x

 

 

 

2.4. Ngân sách hỗ trợ

 

 

 

x

 

 

 

II. Xử lý các khoản nợ phải trả tồn đọng:

x

x

x

x

x

x

x

1. Nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đã xử

 

 

 

x

 

 

 

1.1. Hỗ trợ vốn đầu tư (ghi thu ghi chi)

 

 

 

x

 

 

 

1.2. Giãn nợ

 

 

 

x

 

 

 

1.3. Khoanh nợ

 

 

 

x

 

 

 

1.4. Xoá nợ

 

 

 

x

 

 

 

2. Nợ các NHTMNN đã xử lý

 

 

 

x

 

 

 

2.1. Xoá nợ

 

 

 

x

 

 

 

2.2. Khoanh nợ

 

 

 

x

 

 

 

2.3. Giãn nợ

 

 

 

x

 

 

 

2.4. Bán lại nợ

 

 

 

x

 

 

 

2.5. Chuyển nợ thành vốn góp

 

 

 

x

 

 

 

3. Xoá nợ phải trả Cục dữ trữ quốc gia

 

 

 

x

 

 

 

4. Nợ bảo hiểm xã hội

 

 

 

x

 

 

 

4.1. Dùng nguồn tiền bán doanh nghiệp

 

 

 

x

 

 

 

4.2. Dùng quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN

 

 

 

x

 

 

 

5. Nợ khác

 

 

 

x

 

 

 

Người lập biểu

........, ngày.......... tháng.......... năm........

Thủ trưởng cơ quan

(ký tên, đóng dấu)

(*) Lưu ý:

1. “Doanh nghiệp đang hoạt động” là doanh nghiệp đến kết thúc năm vẫn hoạt động với danh nghĩa DNNN.

2. Các DNNN đến hết năm 2003 chưa thực hiện chuyển đổi thì thuộc DNNN đang hoạt động.

3. Các khoản nợ phải thu tồn đọng, nợ phải trả tồn đọng được xác định theo quy định tại Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ.

4. Cột 6 = Nợ phát sinh năm 2002 + Nợ tồn đọng 2001 chưa được giải quyết.

5. Cột 7 = Nợ phát sinh 2003 + Nợ tồn đọng 2002 chưa được giải quyết.