Công văn số 1265/KL-THTK về việc chuẩn bị hội nghị sơ kết công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp do Cục Kiểm lâm ban hành
Số hiệu | 1265/KL-THTK |
Ngày ban hành | 01/11/2007 |
Ngày có hiệu lực | 01/11/2007 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục Kiểm lâm |
Người ký | Hà Công Tuấn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1265/KL-THTK |
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007 |
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 1195/KL-THTK ngày 18/10/2007 về việc tổ chức hội nghị sơ kết và đánh giá công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc giai đoạn 2001-2006 vào cuối tháng 11/2007 nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai cho các năm tới.
Để chuẩn bị tổ chức hội nghị đạt kết quả tốt, Cục Kiểm lâm đề nghị Chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo đánh giá kết quả công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong thời gian qua và gửi về Cục kiểm lâm trước ngày 15/11/2007, trong đó đề nghị làm rõ một số nội dung sau:
1. Đối với các địa phương có trên 10.000 ha rừng nhưng chưa có dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp như: Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Long An, TP Đà Nẵng, Hà Tây, Hải Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang nêu lý do khách quan và chủ quan; hướng giải quyết trong thời gian tới.
2. Đối với các địa phương chưa thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu rừng và đất lâm nghiệp tới lô trạng thái thì phái ứng dụng phần mềm thống kê rừng (TKR) để lưu trữ và cập nhật dữ liệu tới tiểu khu (Kon Tum, Quảng Ngãi, Điện Biên, Hà Tĩnh, Long An, TP Đà Nẵng, Hà Tây, TP Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Bạc Liêu, Nam Định, Bến Tre, Hậu Giang, Bắc Ninh); xác định rõ lý do và hướng giải quyết.
3. Các địa phương đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu tới lô trạng thái và bản đồ rừng cấp xã (Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Sơn La, Quảng Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Giang, Đăk Nông, Lạng Sơn, Bình Thuận, Lào Cai, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Trị, Hòa Bình, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Phú Yên, Bắc Giang, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh, TP HCM, Bà Rịa V.Tàu, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, An Giang, Sóc Trăng, TP Hà Nội) đánh giá sâu vào các vấn đề:
- Năng lực của cán bộ thực hiện công tác này; nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ.
- Việc tiếp nhận kết quả rà soát 3 loại rừng ở địa phương theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất). Khả năng sử dụng kết quả rà soát 3 loại rừng để cập nhật CSDL và bản đồ rừng; Những vướng mắc và hướng giải quyết.
- Việc chuyển đổi bản đồ từ hệ chiếu UTM đang sử dụng sang VN2000 theo chỉ đạo của Bộ có gặp những khó khăn và kiến nghị gì cần giải quyết.
4. Đối với các địa phương đã sử dụng phần mềm Thống kê rừng (TKR) để lưu trữ và cập nhật dữ liệu tới cấp tiểu khu rừng (Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Nam, Trà Vinh, Bình Dương) đánh giá rõ tiến độ thực hiện, thời gian hòan thành CSDL tới lô trạng thái và lập bản đồ rừng cấp xã.
5. Các địa phương đang xây dựng CSDL tới lô trạng thái và lập bản đồ cấp xã (Phú Thọ và Thừa Thiên Huế) đánh giá tiến độ, các biện pháp thực hiện hòan thành vào đầu năm 2008.
6. Đối với Chi cục Kiểm lâm Kon Tum và Quảng Ngãi báo cáo giải trình cụ thể lý do chưa hòan thành CSDL theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, mặc dù đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí theo dự án được duyệt.
7. Đề nghị các Chi cục Kiểm lâm sau đây chuẩn bị tham luận tại hội nghị bằng văn bản (gửi về Cục Kiểm lâm trước ngày 15/11/2007 theo địa chỉ email: quangnh.kl@mard.gov.vn): Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đăk Nông, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang.
Báo cáo tham luận nên dài từ 2 đến 3 trang khổ A4, tập trung làm rõ kết quả thực hiện, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Chi cục, những tồn tại, hướng khắc phục và kiến nghị về cơ chế chính sách lồng ghép các dự án theo dõi diễn biến rừng, giao rừng, quản lý nương rẫy trong những năm tới.
Nơi nhận: |
CỤC
TRƯỞNG |