Công văn 1228/BNN-KH năm 2014 báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tháng 2 năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1228/BNN-KH
Ngày ban hành 07/03/2014
Ngày có hiệu lực 07/03/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Đào Quốc Luân
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1228/BNN-KH
V/v báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tháng 2 năm 2014

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2014

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ (Vụ Kinh tế ngành)

Thực hiện yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 4841/VPCP-KTN ngày 02/7/2012 về báo cáo hàng tháng tình hình sản xuất kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để Văn phòng Chính phủ tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, KH.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Đào Quốc Luân

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 2 VÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM
(Báo cáo kèm theo công văn số: 1228/BNN-KH ngày 07 tháng 03 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong tháng 2, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương, thị trường xuất khẩu nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua trong nước cải thiện chưa nhiều đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi ở các tỉnh phía Bắc và đặc biệt quyết liệt phòng, chống dịch cúm gia cầm, hạn chế thiệt hại và lây lan. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương thu hoạch lúa Đông Xuân, xuống giống lúa Hè Thu sớm ở miền Nam, chăm sóc lúa Đông Xuân ở miền Bắc và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ và kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Một số kết quả chính đạt được là:

 

Đơn vị

Thực hiện 15/02/2013

Thực hiện 15/02/2014

% so với C.kỳ 2013

1. Gieo cấy lúa đông xuân cả nước

1000 ha

2 824,0

2 723,9

96,5

Chia ra: - Miền Bắc

"

845,6

776,2

91,8

- Miền Nam

"

1 978,4

1 947,7

98,4

2. Thu hoạch lúa đông xuân ở miền Nam

"

449,8

250,4

55,7

Trong đó: - ĐB sông Cửu Long

"

448,3

250,3

55,8

3. Gieo trồng màu lương thực

"

405,7

409,5

100,9

4. Tổng sản lượng thủy sản

1000 tấn

752,6

767

101,9

5. Kim ngạch xuất khẩu

Tr.USD

3.963

4.337

109,4

1. Sản xuất nông nghiệp

1.1. Trồng trọt: Trọng tâm tháng 2 là tập trung thu hoạch các cây trồng vụ đông và gieo cấy, chăm sóc lúa vụ Đông xuân. Tính chung cả nước đã gieo cấy được 2.723,9 nghìn ha lúa Đông xuân, bằng 96,5% cùng kỳ năm trước.

Miền Bắc: Diễn biến phức tạp của thời tiết đầu vụ đã ảnh hưởng đến tiến độ và kế hoạch gieo cấy lúa vụ Đông xuân 2013-2014, cụ thể: tại Thái Bình trên 10,5 nghìn ha lúa đã cấy và gieo thẳng bị ảnh hưởng, trên 1,8 nghìn ha có nguy cơ chết cao; Hải Dương bị ảnh hưởng 13,877 nghìn ha, có 5,475 nghìn ha nguy cơ chết cao; Yên Bái (trên 200 ha), Thanh Hóa (trên 500 ha), Hà Nam (300 ha), Hà Nội (200 ha),....

Tính đến 15/02, các địa phương gieo cấy đạt gần 776 ngàn ha lúa đông xuân, bằng 91,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng ĐBSH gieo cấy đạt hơn 308 ngàn ha, bằng 83,1%, vùng Bắc Trung bộ đạt gần 332 ngàn ha, tăng hơn năm trước gần 700 ha.

Miền Nam: đã cơ bản kết thúc xuống giống lúa đông xuân, đạt tổng diện tích gần 1,95 triệu ha, bằng 98,4% so với vụ trước; Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuống giống đạt gần 1,57 triệu ha, bằng 98% và đã thu hoạch được hơn 250 ngàn ha lúa đông xuân sớm, bằng 55,8% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất bình quân ước đạt 65,6 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước trên 1 tạ/ha;

Đồng thời, các địa phương vùng ĐBSCL xuống giống lúa hè thu sớm đạt khoảng 60 ngàn ha, bằng 75% so với cùng kỳ năm trước.

* Cây màu vụ đông xuân: trong tháng cả nước gieo trồng đạt khoảng 410 ngàn ha, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích ngô đạt gần 244 ngàn ha, giảm 2,1%; khoai lang đạt 65,3 ngàn ha, xấp xỉ bằng năm trước; sắn đạt 86 ngàn ha, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

* Cây công nghiệp ngắn ngày: đạt 249,3 ngàn ha, bằng 93,4% cùng kỳ năm trước; trong đó: đậu tương đạt 47,1 ngàn ha, bằng 91,2%, lạc đạt 118 ngàn ha, bằng cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại đạt khoảng 366 ngàn ha, bằng 96% so với cùng kỳ năm trước.

* Tình hình sâu bệnh

Trong tháng một số loại sâu bệnh gây hại giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Sâu cuốn lá nhỏ gây hại 30,3 ngàn ha1; bệnh đạo ôn lá gây hại 58,8 ngàn ha và đạo cổ bông là 4.792 ha2; bệnh khô vằn gây hại 4.111 ha; Chuột gây hại hơn 9,7 ngàn ha.

Ngược lại, một số loại gây hại tăng: rầy các loại gây hại gần 97 ngàn ha3; sâu đục thân gây hại 3.388 ha; bọ trĩ gây hại trên 6 ngàn ha; bệnh bạc lá, đốm sọc nhiễm gần 13 ngàn ha; bệnh đen lép hạt gây nhiễm gân 8 ngàn ha; bệnh vàng lá nhiễm gần 10 ngàn ha. Nhìn chung, tập trung chủ yếu tại địa bàn các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

1.2. Chăn nuôi

Trong tháng, dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều địa phương và hiện đang diễn biến phức tạp. Đồng thời, rét đậm, rét hại xảy ra trên diện rộng cũng đã ảnh hưởng lớn đến phát triển đàn vật nuôi, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Bộ tập trung chỉ đạo và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương phía Bắc đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi; tập trung chỉ đạo quyết liệt việc khoanh vùng, dập dịch và phát động “Tháng tiêu độc, khử trùng”.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết ngày 21/02/2014, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là 63.611 con, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ; trâu, bò chết đói, chết rét là 2.635 con (gồm trâu, bò, ngựa, dê), tăng 1.568 con so với tháng 1. Riêng đợt rét tuần vừa qua, Lào Cai có thêm 468 gia súc, gia cầm bị chết nâng tổng số vật nuôi bị chết trong đợt rét vụ Đông Xuân 2013-2014 lên 888 con, bị thiệt hại nặng nhất trên cả nước; tiếp theo là Sơn La (642 con bị chết) và Lai Châu (475 con bị chết).

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 2 số lượng trâu của cả nước giảm khoảng hơn 2%; bò giảm khoảng hơn 1%; đàn lợn giảm nhẹ và tổng số gia cầm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.

* Về thị trường nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm: so với tháng 01, trong tháng 02 giá một số nguyên liệu TĂCN tăng nhẹ như: ngô 6.615 đ/kg (tăng 1,6%); khô dầu đậu tương 14.700 đ/kg (tăng 1,4%), cám gạo 7.245 đ/kg (tăng 1,5%); sắn lát 5.355 đ/kg (tăng 2,0%). Một số khác có giá giảm nhẹ như: bột cá 26.250 đ/kg (giảm 2,0%); Methionine 78.750 đ/kg (giảm 1,3%); riêng Lysine (42.000 đ/kg) giảm 12,9%. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm không đổi: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà Broiler 11.602,5 đ/kg; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng 10.489,5 đ/kg.

* Tình hình dịch bệnh: tính đến ngày 02/3/2014

[...]