Công văn 1152/VPB7 năm 2013 triển khai áp dụng thử biểu mẫu báo cáo về thiên tai, thảm họa ngành y tế năm 2014 do Văn phòng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 1152/VPB7
Ngày ban hành 24/12/2013
Ngày có hiệu lực 24/12/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Xuân Trường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
VĂN PHÒNG BỘ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1152/VPB7
V/v triển khai áp dụng thử các biểu mẫu báo cáo về thiên tai, thảm họa ngành y tế năm 2014

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi: …………………………….

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Văn phòng Bộ - Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế đã triển khai xây dựng xong các biểu mẫu báo cáo về tình hình ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra liên quan đến ngành y tế.

Trước khi ban hành, triển khai phổ biến áp dụng chính thức các biểu mẫu báo cáo, Văn phòng Bộ - Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế trân trọng đề nghị Sở Y tế Tỉnh/Thành phố ……….., triển khai áp dụng thử các biểu mẫu báo cáo về thiên tai, thảm họa để xây dựng báo cáo của đơn vị trong năm 2014 và gửi báo cáo về Văn phòng Bộ - Thường trực Ban chỉ huy PCTH&TKCN Bộ Y tế, địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại 04.62732027, fax 04.62732207, email pcthbyt@gmail.com.

(Các biểu mẫu báo cáo gửi đính kèm).

Trân trọng cảm ơn.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Phạm Lê Tuấn (để b/c);
- Lưu: VT, VPB7.

CHÁNH VĂN PHÒNG BỘ
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ HUY
PCTH&TKCN BỘ Y TẾ




Nguyễn Xuân Trường

 

BỘ Y TẾ
VĂN PHÒNG BỘ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày      tháng 12 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

BÁO CÁO THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, THẢM HỌA CỦA NGÀNH Y TẾ

I. SỬ DỤNG CÁC KHÁI NIỆM TRONG BÁO CÁO

1. Thiên tai, thảm họa sử dụng trong báo cáo: Bão, lũ, lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, động đất, sóng thần, cháy rừng, hoặc những sự kiện bất ngờ gây chấn thương hàng loạt như: cháy, nổ, sập hầm lò, dò hóa chất, khí độc…gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản nhân dân, đất nước.

2. Diễn biến của thảm họa, thiên tai: Thời điểm thiên tai bắt đầu xảy ra gây ảnh hưởng, thiệt hại cho đến thời điểm hiện tại, dự báo tiến triển tiếp theo.

3. Thiệt hại về người: Bao gồm những người chết, bị thương và mất tích trực tiếp, gián tiếp do thiên tai, thảm họa.

4. Thiệt hại chung về tài sản nhân dân (nếu có): Bao gồm trị giá toàn bộ hoặc 1 phần trị giá các công trình sản xuất, phục vụ sản xuất, công trình đê điều, công trình văn hoá - phúc lợi xã hội, đất đai, nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá, sản phẩm... do thảm họa, thiên tai gây ra.

5. Thiệt hại về người ngành y tế: Bao gồm cán bộ y tế bị chết, bị thương và mất tích trực tiếp, gián tiếp do thiên tai, thảm họa gây ra.

6. Thiệt hại về tài sản ngành y tế: Thiệt hại về Công trình cơ sở y tế; thiệt hại thuốc, hóa chất và thiết bị y tế (ước tính bằng tiền).

7. Dự báo các nguy cơ tiếp theo thiên tai, thảm họa: Có thể mạnh hơn, gây thiệt hại nhiều hơn; có thể gây ra tử vong, chấn thương hàng loạt, dịch bệnh bùng phát, thiếu lương thực, nước uống, thiếu thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế…

8. Hoạt động đáp ứng y tế với thảm họa, thiên tai: Các văn bản chỉ đạo phòng, chống lụt, bão, thảm họa; thành lập đoàn của Sở Y tế đi kiểm tra, giám sát, hỗ trợ tuyến y tế cơ sở; hoạt động cấp thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế hỗ trợ y tế cơ sở; tình hình sơ cấp cứu nạn nhân tại khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa, tình hình sơ cấp cứu nạn nhân tại các cơ sở y tế; tình trạng hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm nhân lực và thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế trong việc đáp ứng với thiên tai, thảm họa.

9. Tình hình dịch bệnh và dự báo nguy cơ dịch bệnh: Thống kê dịch bệnh hiện tại trên địa bàn (dịch bệnh gì, địa đểm, thời gian xảy ra, số mắc phải, số người chết nếu có); có thể xảy ra các dịch bệnh mới phát sinh, hoặc dịnh bệnh đang lưu hành bùng phát, phổ biến hơn…

10. Đề xuất nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của ngành y tế địa phương/đơn vị: Nhu cầu hỗ trợ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế viện trợ khẩn cấp hỗ trợ ngành y tế của tỉnh/thành phố, đơn vị để ứng phó với thiên tai, thảm họa.

11. Dự kiến hoạt động tiếp theo của ngành y tế địa phương/đơn vị: Tổ chức các đoàn, đội cấp cứu cơ động; phối hợp với ban, ngành địa phương triển khai công tác y tế ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

12. Thông tin liên lạc: Cung cấp thông tin, Lãnh đạo, cán bộ trực tiếp theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại thiên tai, thảm họa (Họ tên, chức vụ, số di động cá nhân, điện thoại nhà hoặc cơ quan,  số fax cơ quan, địa chỉ email).

II. SỬ DỤNG CÁC BẢNG THU THẬP THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO

(Phụ lục các bảng cần ghi rõ đính kèm theo Báo cáo số…./…..ngày…tháng…năm…)

Bảng 1,2: Tổng hợp thiệt hại về người chết, mất tích, chấn thương:

[...]