BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1145/BTTTT-THH
V/v hướng dẫn, đôn đốc xây
dựng kế hoạch triển khai và hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ
điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 4
năm 2021
|
Kính gửi: Đ/c
Hồ Tiến Thiệu
Bộ Thông tin và Truyền thông chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo và phối hợp
chặt chẽ của đồng chí Bí thư tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
đối với công tác quản lý nhà nước về chuyển đổi số nói chung, thúc đẩy phát triển
Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số nói riêng trong thời gian qua tại
địa phương, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(DVCTT) là một trong những chỉ số đo lường quan trọng nhất trong phát triển
Chính phủ điện tử khi lấy người dân làm trung tâm, là đối tượng phục vụ. Trong
thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai cung cấp DVCTT mức độ 4
để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Cụ thể, tính đến hết năm 2020, tỷ
lệ DVCTT mức độ 4 trung bình của cả nước là 30,86%, đạt mục tiêu năm 2020 nêu
tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định
hướng đến 2025.
Để phát triển Chính phủ điện tử hướng
tới Chính phủ số trong giai đoạn mới, việc cung cấp DVCTT vẫn là nhiệm vụ được
ưu tiên hàng đầu. Tại phiên họp Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ngày
10/3/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp
tục đẩy mạnh cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Với bối cảnh trên, Bộ Thông tin và
Truyền thông trân trọng đề nghị đồng chí Bí thư và đồng chí Chủ tịch tiếp tục
quan tâm và chỉ đạo tỉnh thực hiện một số nội dung sau:
1. Triển khai quyết liệt và có hiệu
quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện
lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021.
Đối với các dịch vụ công không đủ
điều kiện đưa lên trực tuyến mức độ 4, cần ứng dụng triệt để các giải pháp kỹ
thuật nhằm đưa tối đa các hoạt động cung cấp dịch vụ công lên môi trường mạng,
từ quá trình nộp, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho đến trả
kết quả tới người dân, doanh nghiệp.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
xây dựng kế hoạch triển khai DVCTT mức độ 4, trong đó cần thể hiện rõ các nội
dung sau:
- Mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công
đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 theo từng tháng;
- Danh sách các dịch vụ công đủ điều
kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 và danh sách các dịch vụ công không
đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 (kèm theo giải thích nguyên nhân không đủ
điều kiện).
Kế hoạch gửi về Bộ Thông tin và
Truyền thông (Cục Tin học hóa) trước ngày 29/4/2021 để theo dõi và đôn đốc.
3. Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm
triển khai cung cấp dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 nhanh,
hiệu quả tại một số địa phương thời gian qua (Phụ lục đính kèm).
4. Định kỳ hàng tháng gửi báo cáo
triển khai cung cấp DVCTT về Bộ Thông tin và Truyền thông qua Hệ thống đánh giá
mức độ chuyển đổi số tại địa chỉ: https://dti.gov.vn để tổng hợp. Đồng thời, Hệ
thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và DVCTT (Hệ thống EMC) do Bộ
Thông tin và Truyền thông xây dựng khi kết nối với Cổng
dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, sẽ theo dõi thực tế triển
khai cung cấp DVCTT của các địa phương.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông giao
Cục Tin học hóa là cơ quan đầu mối tổ chức, phối hợp, hướng dẫn thực hiện đẩy
mạnh cung cấp DVCTT. Đầu mối liên hệ của Cục Tin học hóa: Đ/c Mai Thanh Hải,
Phòng Thông tin và dịch vụ công trực tuyến; thư điện tử: mthai@mic.gov.vn; điện
thoại: 0936.229.099.
Trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe
đồng chí Bí thư tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng
Nguyễn Huy Dũng;
- Cổng TTĐT của Bộ; Báo
Vietnamnet;
- Lưu: VT, THH (TTDVCTT,
TTCPĐT), (140b).
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
|
PHỤ
LỤC
(Kèm
theo Công văn số: 1145/BTTTT-THH ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
KINH
NGHIỆM TRIỂN KHAI CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÊN TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4
I. Kinh nghiệm triển khai thực
hiện cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên
trực tuyến mức độ 4 ở một số địa phương
1. Cách thức triển khai
Tóm tắt quá trình triển khai đưa 100%
dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của một số địa phương qua các
bước thực hiện như sau:
a) Bước 1: Thành lập Tổ công tác xây
dựng và triển khai Kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực
tuyến mức độ 4 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ký bao gồm các thành
phần:
- Tổ trưởng: Lãnh đạo tỉnh phụ trách
cải cách hành chính;
- Tổ phó: Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông (TTTT), Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh phụ trách kiểm soát thủ tục
hành chính, Lãnh đạo Cục Tin học hóa;
- Tổ viên: các cán bộ của Văn phòng
UBND tỉnh, Sở TTTT, Cục Tin học hóa, đơn vị cung cấp giải pháp Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử của Tỉnh (đơn vị triển
khai).
b) Bước 2: Tổ công tác thực hiện khảo
sát, lập danh sách các dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức độ 4 và
xây dựng Kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ
4 trình Lãnh đạo tỉnh ban hành.
c) Bước 3: Tổ công tác phối hợp với
các Sở/ban/ngành thực hiện xây dựng quy trình nội bộ, xây dựng quy trình điện
tử của các cơ quan, đơn vị đảm bảo các quy trình giải quyết thủ tục hành chính
được chuẩn hóa.
d) Bước 4: Tổ công tác phối hợp cùng
đơn vị triển khai thực hiện rà soát, đánh giá và nâng cấp hệ thống đáp ứng các
tiêu chí kỹ thuật và khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định hiện hành.
đ) Bước 5: Thành lập Tổ giúp việc với
sự tham gia của các thành viên là các cán bộ thuộc các Sở, ban, ngành, huyện,
thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh tham gia giúp Tổ công tác triển khai các
nhiệm vụ thực hiện cung cấp 100% các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến
mức độ 4 (Mỗi sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã cử 02
công chức, viên chức tham gia trừ các đơn vị không có cung cấp DVCTT mức độ 4).
e) Bước 6: Tổ chức đào tạo, tập huấn
cho các thành viên Tổ giúp việc về cách thức thực hiện đưa các dịch vụ công lên
trực tuyến mức độ 4 trên hệ thống Cổng dịch vụ công và Hệ
thống thông tin một cửa điện tử.
g) Bước 7: Tổ giúp việc phối hợp cùng
đơn vị triển khai thực hiện tạo lập và đưa các dịch vụ công lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo Kế hoạch.
h) Bước 8: Rà soát, đánh giá chất
lượng theo danh sách các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
i) Bước 9: Từng bước thực hiện các
nội dung sau triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến
mức độ 4 theo kế hoạch (tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp quan tâm sử
dụng...).
2. Bài học kinh nghiệm
Thông qua quá trình triển khai cung
cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của một số địa
phương, bài học kinh nghiệm rút ra để các địa phương lưu ý, áp dụng triển khai
như sau:
- Sự quyết tâm của lãnh đạo các
cấp:
+ Lãnh đạo địa phương phải có quyết
tâm và tạo được sự đồng thuận cao trong việc thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch
với lộ trình cụ thể.
+ Lãnh đạo các đơn vị trong tỉnh thực
sự quan tâm, tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia nhiệm vụ.
+ Tổ giúp việc có thành viên là các
cán bộ thuộc các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được
đào tạo và trực tiếp tạo eform và thiết lập quy trình điện tử cho các DVCTT mức
độ 4 của đơn vị mình do đó đã làm rút ngắn thời gian thực hiện. Đây cũng chính
là yếu tố tiên quyết, quan trọng để nhanh chóng cung cấp
100% DVC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4.
- Sự sẵn sàng của các nền tảng:
+ Nền tảng Cổng dịch vụ công và Hệ
thống một cửa điện tử: sử dụng các nền tảng Cổng dịch vụ công và Hệ thống một
cửa điện tử được xây dựng, phát triển trên cơ sở phù hợp với xu thế công nghệ,
tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định về chuyên ngành, tiêu
chuẩn ứng dụng CNTT, các hướng dẫn của Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
phiên bản 2.0, Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử cấp Bộ, cấp Tỉnh
và các văn bản quy định có liên quan.
+ Nền tảng kết nối, tích hợp: Sử dụng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung
cấp Bộ, cấp Tỉnh (LGSP) để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử với các hệ thống cung cấp dịch
vụ dùng chung, các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ cũng như với các hệ thống ứng
dụng liên quan khác của Bộ, ngành, địa phương.
- Sự chuẩn hóa của các thủ tục
hành chính: Các thủ tục hành chính cần được chuẩn hóa
về tên gọi, lĩnh vực cũng như chuẩn hóa về quy trình xử lý nội bộ để tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình cấu hình quy trình điện tử; đồng thời tích hợp, liên thông, chia sẻ trạng thái của các DVCTT của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Sự phối hợp Tỉnh - Bộ - Doanh
nghiệp: Cần có sự phối hợp nhịp
nhàng trong quá trình thực hiện theo kế hoạch giữa Tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền
thông và Doanh nghiệp cung cấp Cổng dịch vụ công và Hệ
thống một cửa điện tử của địa phương theo cách như sau:
+ Tỉnh quyết tâm mạnh triển khai thực
hiện nhiệm vụ theo kế hoạch;
+ Bộ Thông tin và Truyền thông định
hướng, tư vấn, hỗ trợ Tỉnh trong quá trình triển khai;
+ Doanh nghiệp sẵn sàng vào cuộc
ngay, đồng hành cùng Tỉnh trong quá trình thực hiện.
- Những nội dung cần thực hiện sau
triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4:
+ Tăng cường truyền thông và quảng bá
hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về
lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Chú trọng đổi mới nội
dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng. Việc triển
khai thực hiện công tác tuyên truyền DVCTT phải được thực hiện đồng bộ theo một
chương trình tuyên truyền về cải cách hành chính chung.
+ Thay đổi thói quen của công dân
trong việc sử dụng dịch vụ công thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công, để
cung cấp cho người dân, doanh nghiệp những thông tin trực tuyến, dần dần từ bỏ
phương thức liên hệ kiểu cũ với cơ quan nhà nước.
+ Cung cấp đa dạng các kênh giao
tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù
hợp nhất. Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh
cung cấp dịch vụ chính cho công dân.
+ Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào
cuộc: hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, Internet cho
người dân; hỗ trợ máy tính; điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng
Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư để người dân tiếp
cận dịch vụ.
II. Khuyến nghị giải pháp kỹ thuật
triển khai nhanh và hiệu quả
Để đẩy nhanh quá trình triển khai
cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 một cách hiệu
quả, một trong những điểm quan trọng là việc sử dụng giải pháp Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử đáp ứng các tiêu
chí kỹ thuật và khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định hiện hành như
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, Thông tư số
18/2019/TT-BTTTT, Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT và các văn bản liên quan khác.
Tùy vào hiện trạng triển khai tại
từng địa phương, trong quá trình thực hiện đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện
lên trực tuyến mức độ 4, địa phương xem xét lựa chọn giải pháp sau:
- Triển khai Cổng
dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử trên cùng một nền tảng đáp ứng các yêu
cầu và quy định hiện hành nêu trên;
- Triển khai theo mô hình cung cấp
dịch vụ phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây SaaS (Software-as-a-Service)
đáp ứng các yêu cầu và quy định hiện hành nêu trên.
Với việc thực hiện triển khai theo
giải pháp trên, thiết lập một dịch vụ công mới sẽ thực hiện trên cơ sở tùy biến
các biểu mẫu và quy trình xử lý điện tử, các tài nguyên sử dụng chung sẽ
được tận dụng tối đa; người dùng tại các đơn vị có thể chủ động
khởi tạo và cung cấp dịch vụ công trực tuyền mức độ 4 trên môi trường mạng theo
các bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Thiết lập dịch vụ công trực
tuyến mức độ 4;
+ Bước 2: Thiết lập, định nghĩa các
thành phần hồ sơ của dịch vụ công;
+ Bước 3: Xây dựng, thiết lập biểu
mẫu điện tử tương tác (E-Form) của dịch vụ công;
+ Bước 4: Thiết lập, định nghĩa quy
trình điện tử của dịch vụ công;
+ Bước 5: Công bố DVCTT mức độ 4 trên
môi trường mạng.
Thực tế cho thấy ngoài việc đáp ứng
về mặt công nghệ, cách triển khai này còn mang lại hiệu quả về thời gian và
tiết kiệm chi phí.