Công văn 1091/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 1091/CT-TTHT
Ngày ban hành 03/02/2016
Ngày có hiệu lực 03/02/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Trần Thị Lệ Nga
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1091/CT-TTHT
V/v: Chính sách thuế

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Công ty TNHH Cạnh Xon Ốc
Địa chỉ: 37 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0305347486

Trả lời văn thư số 001/2016/CV ngày 21/01/2016 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 3, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 16/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN như sau:

“Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2:

“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo him như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.

…”

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (có hiệu lực thi hành từ ngày 06/08/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2015) sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điu kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xut, kinh doanh của doanh nghiệp

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, m đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng s tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gm s tin trích lập quỹ dự phòng tin lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

…”

Trường hợp Công ty theo trình bày, từ năm 2016 ngoài việc t chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, Công ty có ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm để mua bảo hiểm khám chữa bệnh (sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm) cho người lao động, với khoản tiền phí bảo hiểm bình quân là 3.500.000đ/người/năm thì khoản chi mua sản phẩm bảo hiểm này thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp, đáp ứng điều kiện v chứng từ thanh toán và tng số chi có tính chất phúc lợi (trong đó có khoản chi mua bảo hiểm nêu trên) không vượt quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế TNDN thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- P. PC;
- Phòng. KT2;
- Lưu: VT, TTHT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Thị Lệ Nga

 

[...]