Chỉ thị 21/CT-CT năm 2014 tăng cường chỉ đạo thực hiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 21/CT-CT
Ngày ban hành 03/10/2014
Ngày có hiệu lực 03/10/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Dương Anh Điền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TH
ÀNH PH HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 21/CT-CT

Hải Phòng, ngày 03 tháng 10 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong hơn 3 năm qua, với sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố, Chương trình Xây dựng nông thôn mới (Chương trình) do người dân làm chủ thể đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: số tiêu chí bình quân của thành phố đạt 11,39 tiêu chí, tăng 5,63 tiêu chí so với năm 2011, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (8,48) và vùng Đồng bằng sông Hồng (10,24); có 4 xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí: xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy; xã Đông Sơn, xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên; xã An Hồng, huyện An Dương; xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng rộng khắp, sôi nổi và hiệu quả; nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất, tạo giá trị gia tăng cao, giảm chi phí, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân; nhiều cơ chế, chính sách của Trung ương đã được thành phố cụ thể hóa thành các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp đặc thù của thành phố, có tác dụng thiết thực và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện Chương trình, đặc biệt là 4 đề án: cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa, xây dựng đường giao thông nội đồng, trồng cây phân tán đạt kết quả rõ rệt. Kết quả này khẳng định lòng tin vững chắc về chủ trương xây dựng nông thôn mới là đúng đắn, sáng tạo, trách nhiệm, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, qua đó, củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.

Tuy nhiên, tiến độ triển khai chương trình còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra, đến nay, mới chỉ có 04 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 2,8% so với mục tiêu 41 xã sẽ phải hoàn thành trong năm 2015; các tiêu chí đạt được chưa đồng đều, một số tiêu chí đạt thấp, như: giao thông (7,9%), thủy lợi (25,6%), cơ sở vật chất về văn hóa (5,8%),…; nguồn lực bố trí cho Chương trình còn hạn chế; một số ngành, địa phương chưa nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo trong chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình; một số địa phương còn có tình trạng nóng vội, chạy theo thành tích, huy động đóng góp của nhân dân còn tùy tiện, quá mức, nhất là đối với các hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, chưa đúng quan điểm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình trong thời gian tới và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình, Văn bản số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 về việc huy động vốn đóng góp của người dân để thực hiện Chương trình, phấn đấu đạt các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến năm 2015 và những năm tiếp theo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:

1. Các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện:

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình, đây là giải pháp quan trọng thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải chú trọng đến công tác giảm nghèo; việc huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân; tuyệt đối không để tình trạng xây dựng nông thôn mới làm tăng gánh nặng, tăng nghèo cho người dân; tuyệt đối không yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động đóng góp quá sức dân; không được yêu cầu những hộ nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp; tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia.

- Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải gắn với tái cơ cấu sản xuất, phát triển sản xuất; nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất; tăng thu nhập cho người dân; thực hiện công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn; ưu tiên đầu tư cho các vùng sản xuất tập trung, sản xuất các sản phẩm có giá trị thương mại cao, có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

- Tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Nhân rộng các mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tập trung giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Chú trọng hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ người dân thực hiện các nội dung về phát triển y tế, văn hóa xã hội, tạo cảnh quan môi trường nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân nông thôn.

- Việc đề xuất phân bổ kinh phí từ ngân sách để thực hiện Chương trình phải chú ý ưu tiên cho xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, tránh việc phân bổ bình quân hoặc chỉ phân bổ vốn cho các xã điểm.

- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Nơi nào, cấp nào để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, gây khó khăn trong việc xác nhận và giải quyết quyền lợi chính đáng của nhân dân theo chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước...thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và phải được kiểm điểm để xử lý kỷ luật nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

2. Sở Nội vụ khẩn trương đề xuất các biện pháp để kiện toàn, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình, nhất là Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, cán bộ cấp xã, thôn.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố) khẩn trương báo cáo:

- Kết quả tổng hợp, đề xuất quy định mức đạt chuẩn nông thôn mới đối với từng khu vực trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn đảm bảo đạt mức chung của thành phố theo quy định của Trung ương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 8746/UBND-NN ngày 25/11/2013.

- Kết quả tổng hợp, rà soát các chỉ tiêu, đề xuất điều chỉnh tăng chỉ tiêu số tiêu chí đạt được bình quân trên một xã của thành phố trong năm 2014 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 82/TB-UBND ngày 25/3/2014.

- Kết quả tổng hợp, biên tập thành tài liệu phổ biến chung trong toàn thành phố những cách làm hay, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, thực hiện tại một số nội dung như: quy hoạch, xây dựng đường giao thông nội đồng, phát triển sản xuất, cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 82/TB-UBND ngày 25/3/2014.

- Kết quả đề xuất sử dụng kinh phí thưởng xã nông thôn mới theo Quyết định số 721/QĐ-TTg ngày 16/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thưởng công trình phúc lợi cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 4041/UBND-NN ngày 10/6/2014.

- Kết quả rà soát, đánh giá nhu cầu máy nông nghiệp thực hiện cơ giới hóa phục vụ sản xuất lúa để đề xuất cách thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người dân theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 169/TB-UBND ngày 20/6/2014.

- Kết quả đề xuất triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 3083/UBND-NN ngày 09/5/2014.

- Khẩn trương đề xuất ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật và trình tự thi công công trình kênh mương nội đồng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 1903/2014/QĐ-UBND ngày 03/9/2014.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương báo cáo kết quả đề xuất triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 3083/UBND-NN ngày 09/5/2014 và Thông báo số 169/TB-UBND ngày 20/6/2014.

5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung kinh phí để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu năm 2014 là có từ 08 - 10 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

6. Sở Giao thông vận tải khẩn trương đề xuất ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật và trình tự thi công công trình đường giao thông nội đồng, đường giao thông thôn, xóm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 1903/2014/QĐ-UBND ngày 03/9/2014.

7. Sở Xây dựng khẩn trương đề xuất ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật và trình tự thi công công trình thoát nước thải khu dân cư; thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật và trình tự thi công công trình khu (sân) thể thao thôn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 1903/2014/QĐ-UBND ngày 03/9/2014.

8. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình.

9. Công an thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đấu tranh ngăn chặn tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng an ninh nông thôn, đảm bảo cuộc sống thanh bình, an toàn cho người dân nông thôn yên tâm sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ