Chỉ thị 21/CT.UB năm 1990 về tổ chức hệ thống cửa hàng bán lẻ Vật tư nông nghiệp phân bón do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 21/CT.UB
Ngày ban hành 27/08/1990
Ngày có hiệu lực 27/08/1990
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Hữu Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/CT.UB

Long Xuyên, ngày 27 tháng 8 năm 1990

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP (PHÂN BÓN) TRONG TỈNH

Chấp hành quyết định số 269/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 30/7/1990 “Về một số vấn đề cấp bách đối với sản xuất, cân đối lương thực, phân bón” và thực hiện thông báo số 97/TB.TU ngày 13/7/1990 của Thường Vụ Tỉnh ủy.

Để chủ động bảo đảm cân đối nguồn vật tư nông nghiệp và thực hiện cho được yêu cầu cung ứng kịp thời cho sản xuất Đông xuân 1990 – 1991 đến tận tay nông dân (nhất là các loại phân hóa học) ngăn chặn mọi tiêu cực có thể xảy ra.

Theo tinh thần trên Ủy ban nhân dân tỉnh chị thị:

1- Yêu cầu phân bón cho từng năm là rất lớn, trước mắt phải bảo đảm cho đông xuân 1990 – 1991 là 35.000 tấn Urê và 17.000 tấn DAP hoặc NPK. Sau khi ký hợp đồng với Công ty III thuộc Bộ Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm (Trung ương 50%, tỉnh 50%), phần 50% của tỉnh, Sở Nông nghiệp có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân điều hành và kiểm tra việc thực hiện của các Công ty để đến tháng 11/1990 thực hiện đúng số lượng chất lượng chủng loại được giao.

Đối với các huyện, thị nếu có khả năng tự cân đối hoặc bổ sung thêm kế hoạch của huyện thì huyện đăng ký tại Sở Nông nghiệp để thống nhất điều hành.

2- Việc tổ chức cung ứng vật tư Nông nghiệp (xăng, dầu, phân bón, thuốc BVTV, thú y) tiếp tục thực hiện theo quyết định 272/QĐ.UB ngày 22/12/1989 của UBND Tỉnh.

Riêng đối với phân bón vẫn thực hiện chủ trương thương mại hóa vật tư theo nguyên tắc Nhà nước không bù lỗ và không điều tiết lãi (nếu có) nhằm đảm bảo giá cả hợp lý, tránh thiệt hại cho nông dân và từng bước có dự trữ (một phần do nguồn thu từ chênh lệch lãi). Cho phép tư nhân được mở cửa hàng bán lẻ phân bón, nhưng phải có đăng ký hành nghề (được Sở nông nghiệp công nhận) và được Ủy ban nhân dân huyện, thị cho phép.

Nguồn phân bón kế hoạch từ tỉnh đưa về giao cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trực tiếp tổ chức hệ thống cửa hàng khu vực và cung ứng cho các trạm vật tư huyện thị và các đại lý bán lẽ của xã (mỗi xã từ 1 đến 2 đại lý) theo nguyên tắc kinh doanh và bán tận tay nông dân không phải thông qua một cấp quản lý, hạch toàn nào khác.

3- Ủy ban nhân dân các huyện, thị chịu trách nhiệm chọn và giao cho Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp một địa bàn (các Trung tâm KT) có cơ sở nhà kho; và sau khi thống nhất (giữa công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và UBND Huyện) UBND Tỉnh sẽ chính thức điều TS này cho Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và co đây là cửa hàng phân bón khu vực của tỉnh để bán cho các trạm vật tư và các đại lý.

4- Phương thức cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là mua bán đứt đoạn, thanh toán sòng phẳng. Trường hợp thật đặc biệt thì UBND Huyện thị chịu trách nhiệm bảo lãnh và phải thống nhất với ngành nông nghiệp.

Giá bán các loại vật tư do UBND Tỉnh quy định thống nhất trong toàn tỉnh trên tinh thần đảm bảo kinh doanh và người sản xuất chấp nhận được.

5- Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu lương thực, tỉnh thống nhất quản lý để chủ động nhập các loại vật tư phân bón, thuốc trừ sâu bảo đảm cho nhu cầu sản xuất theo kế hoạch sản xuất từng mùa vụ. Đồng thời cho phép các địa phương bằng vốn tự có kinh doanh các loại vật tư trên địa bàn của mình.

Mỗi huyện, thị tùy điều kiện mà hướng dẫn tổ chức một số trạm vật tư huyện (trạm này không phải là một đơn vị hạch toán) và 1 đến 2 đại lý tại xã để tiếp nhận và bán lẻ theo định mức nguồn phân bón từ công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp (chú ý trạm và đại lý là do huyện, xã tổ chức thực sự chứ không phải núp bóng của tư nhân).

6- Chính sách thuế đối với các đơn vị mua bán vật tư nông nghiệp:

- Đối với các cửa hàng điểm bán vật tư do Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trực tiếp cung cấp và quản lý và các trạm chính thức của các huyện, thị được miễn các loại thuế.

- Các đại lý bán xăng dầu phân bón ở phường xã thì phải nộp thuế môn bài và thuế hoa hồng (Sở Tài chính - Vật giá có hướng dẫn cụ thể).

- Các điểm bán vật tư của tư nhân (được cấp phép) phải đăng ký và nộp đủ các loại thuế theo quy định hiện hành.

7- UBND Xã kết hợp các đoàn thể chọn người, chọn điều kiện thuận lợi... để tổ chức các đại lý nhằm bảo đảm việc mua bán dễ dàng, để kiểm soát, kiểm tra.

Sở Nông nghiệp hướng dẫn biểu mẫu thống nhất bán cho nông dân để khi cần mang sổ đến đại lý mua phân bón theo định suất từng thời vụ.

- Việc tạo nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất đang rất khó khăn nhưng việc phân phối (bán) đến tay người sử dụng được thuận lợi, dễ dàng tránh tiêu cực lại càng khó khăn hơn đòi hỏi phải có sự tập trung điều hành và tăng cường quản lý, kiểm tra của UBND các cấp, các đoàn thể quần chúng.

Giao cho Sở Nông nghiệp (Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) nghiên cứu kế hoạch cụ thể và cùng với UBND huyện thống nhất các quy định về tổ chức các cửa hàng, trạm, đại lý và các biểu mẫu bán lẻ theo từng hộ, từng TĐSX... để đến đầu vụ sản xuất vụ Đông xuân (tháng 10/1990) chính thức đi vào hoạt động.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Khánh