Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 17/CT-UBND
Ngày ban hành 25/08/2010
Ngày có hiệu lực 25/08/2010
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Trịnh Văn Chiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 8 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước còn nhiều bất cập, tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có quy hoạch, không được cấp thẩm quyền cho phép, làm ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng nguồn nước, gây sụt lún đất; tình trạng tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã xảy ra ở một số nơi trên địa bàn tỉnh.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm và có hiệu quả các văn bản pháp luật của Nhà nước về tài nguyên nước: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông; Quyết định số 2196/2005/QĐ-UB ngày 15/8/2005 của UBND tỉnh quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước trên địa bàn.

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kiểm tra việc thực hiện pháp luật tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/12/2010; hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp và người dân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đều phải có giấy phép (trừ những trường hợp khai thác, sử dụng quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép theo quy định của Luật Tài nguyên nước); nâng cao trách nhiệm bảo vệ nguồn nước tại khu vực hoạt động của mình; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình hoạt động tài nguyên nước; báo cáo kịp thời và trung thực những sự cố bất thường về hoạt động tài nguyên nước với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý.

- Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành về tài nguyên nước và tình hình thực tế, tổ chức rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2196/2005/QĐ-UB ngày 15/8/2005 của UBND tỉnh quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và thực hiện các dự án, đề án:

+ Khẩn trương triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ dự án đầu tư “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Thanh Hoá” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 08/2/2010;

+ Lập Đề án trám lấp giếng không sử dụng theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

2. Sở Xây dựng:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch nguồn nước sinh hoạt đô thị và quy định vùng bảo hộ vệ sinh đối với nguồn nước sinh hoạt; kế hoạch, địa điểm khai thác, sử dụng nguồn nước cho thực hiện các dự án, công trình.

- Khi lập và thẩm định các dự án xây dựng công trình có các hoạt động khoan, đào và có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chú ý đến vùng bảo hộ vệ sinh đối với nước dưới đất quy định tại Quyết định số 15/2008/ QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

- Chỉ đạo và tăng cường kiểm tra các đơn vị thu nhận, xử lý nước thải đô thị theo quy định tại Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nước sạch và các đơn vị thu nhận, xử lý nước thải đô thị tập trung hoàn thiện hồ sơ xin phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp luật.

3. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Khi lập và thẩm định các quy hoạch, các dự án phải có quy hoạch vùng đệm bảo vệ các công trình thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện; dự án có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì phải thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

- Chỉ đạo, kiểm tra các địa phương trong thực hiện việc đào, xây dựng các hố chôn xác động vật chết khi có dịch, đáy và thành bên các hố phải là vật liệu không hoặc ít thấm nước và phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm các nguồn nước.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép cho các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

4. Sở Công thương:

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng phương án và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ thủy điện, sản xuất công nghiệp; tổng hợp kết quả tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước gửi sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Khi lập và thẩm định các dự án xây dựng công trình Thủy điện và các công trình có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

5. Sở Y tế:

- Kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác cho mục đích sinh hoạt, đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh nước sạch; trong trường hợp chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu các chủ thể khai thác khắc phục ngay, đồng thời báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh để xử lý.

- Chỉ đạo các bệnh viện, các cơ sở y tế phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành mới được thải ra nguồn tiếp nhận; lập hồ sơ xin phép cấp xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp luật.

6. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước để phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa; xử lý, trám lấp giếng không sử dụng và các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước khác từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hằng năm.

[...]