Chỉ thị 17/2003/CT-UB thực hiện phổ cập giáo dục bậc Trung học do Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 17/2003/CT-UB
Ngày ban hành 21/07/2003
Ngày có hiệu lực 21/07/2003
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thành Tài
Lĩnh vực Giáo dục

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2003/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2003 

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC

Trong các năm qua, cùng với sự quan tâm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, thành phố đã tập trung đẩy mạnh sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo đạt được những thành quả quan trọng : Năm 1995, thành phố được công nhận đạt chuẩn Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học; năm 2002, thành phố được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; trường lớp được tăng cường đầu tư xây dựng nhiều hơn ; số lượng trẻ em đến trường phát triển mạnh; chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và kết luận hội nghị Trung ương 6 khóa IX.

Nhằm tiếp tục củng cố, duy trì, phát huy những thành quả đạt được, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 61/CT-TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X và Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến tới phổ cập bậc trung học, nhằm góp phần phát triển và nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa ; ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục bậc Trung học từ nay đến năm 2010, như sau :

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC:

1- Mục tiêu :

Mục tiêu Phổ cập giáo dục bậc Trung học của thành phố là huy động các nguồn lực, nâng cao học vấn cho người lao động thành phố từ 18 tuổi đến 21 tuổi đạt trình độ bậc Trung học trước năm 2010; kết hợp phân luồng sau Trung học, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm đầu thế kỷ XXI; phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo, chuẩn mực nhân cách, đạo đức và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

2- Yêu cầu :

2.1- Thành phố phải có 100% quận, huyện đạt chuẩn Phổ cập giáo dục bậc Trung học.

2.2- Mỗi quận-huyện phải có ít nhất 90% phường, xã, thị trấn đạt chuẩn; thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường lớp tại địa phương.

2.3- Mỗi phường-xã, thị trấn đạt chuẩn phải có ít nhất 90% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 21, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn theo học các chương trình Trung học phổ thông, Bổ túc trung học, Trung học kỹ thuật, Trung học chuyên nghiệp, Trung học nghề ; trong đó có 75% đối tượng phổ cập trong độ tuổi từ 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp. Các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp và điều kiện về giáo viên của địa phương đảm bảo đúng theo quy định điều lệ nhà trường và yêu cầu về trường chuẩn quốc gia.

3- Tiến độ thực hiện :

Để toàn thành phố đạt chuẩn Phổ cập giáo dục bậc Trung học trước năm 2010, từ nay đến năm 2005 phải phấn đấu có 12 quận nội thành đạt chuẩn và các quận huyện còn lại phấn đấu ít nhất 50% phường, xã, thị trấn đạt chuẩn.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1- Về tư tưởng nhận thức : Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải xem công tác phổ cập giáo dục bậc Trung học là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của địa phương, là yếu tố cơ bản để phát triển bền vững kinh tế xã hội ; từ đó mà tập trung sức chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Phổ cập giáo dục của địa phương để đạt hiệu quả cao nhất.

2- Về tổ chức : Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cấp thành phố đến quận-huyện, phường-xã, thị trấn ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp lực lượng chính quyền, Mặt trận và các Ban ngành đoàn thể cùng toàn dân nỗ lực thực hiện thành công nhiệm vụ Phổ cập giáo dục bậc Trung học tại địa phương.

3- Các biện pháp cần tập trung :

3.1- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa trường lớp, tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục. Phối hợp tốt các lực lượng xã hội, huy động tối đa thanh thiếu niên trong độ tuổi phổ cập đến lớp, phấn đấu không để tình trạng thất học, bỏ học.

3.2- Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp đã được ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, đảm bảo đủ trường lớp và chuẩn hóa cơ sở vật chất theo quy định.

3.3- Thực hiện tốt chủ trương đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngành Giáo dục-Đào tạo phải phấn đấu chống lưu ban bỏ học, nâng cao hiệu suất đào tạo. Phối hợp tốt các loại hình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Không ngừng phát triển giáo dục Mầm non, nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở đúng độ tuổi.

3.4- Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên của các ngành học, cấp học đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp cho giáo viên và học sinh, có tác động thúc đẩy động viên người dạy và người học.

3.5- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân về mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phổ cập giáo dục bậc trung học trong giai đoạn phát triển mới của thành phố và đất nước.

III. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức, phối hợp các lực lượng xã hội, các Ban ngành đoàn thể, thông qua Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục trung học phổ thông đảm bảo tiến độ thực hiện Phổ cập giáo dục theo quy định. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp của quận-huyện.

2- Sở Giáo dục-Đào tạo, Phòng Giáo dục-Đào tạo quận-huyện có trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch Phổ cập giáo dục bậc Trung học của thành phố và quận-huyện, theo dõi tiến độ thực hiện ; tổ chức giao ban định kỳ các Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục trung học, để kiểm điểm rút kinh nghiệm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Đồng thời đảm bảo tốt các hoạt động chuyên môn như đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ mạnh và có chất lượng cao, chống lưu ban bỏ học, nâng cao hiệu suất đào tạo.

3- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh-Vật giá đảm bảo các yêu cầu về vốn đầu tư xây dựng trường lớp và các chế độ chính sách cho công tác Phổ cập giáo dục.

4- Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Sở Lao động Thương binh và xã hội và Sở Tài chánh-Vật giá phối hợp nghiên cứu đề xuất các chế độ chính sách phù hợp để góp phần động viên người dạy và người học, nhất là đối với con em gia đình khó khăn, diện chính sách.

5- Công an thành phố chỉ đạo Công an quận-huyện, phường-xã, thị trấn phối hợp với Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trong việc nắm chắc tình hình dân số, độ tuổi, cập nhật tình hình biến động hàng tháng để có kế hoạch, biện pháp vận động gia đình, tạo điều kiện cho con em đến lớp học tập.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ